Khi giao người bị tạm giam thì quan hệ phối hợp giữa cơ sở giam giữ trong Công an nhân dân với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ thực hiện ra sao?
Khi giao người bị tạm giam thì quan hệ phối hợp giữa cơ sở giam giữ trong Công an nhân dân với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ thực hiện ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC, thì việc phối hợp trong giao người bị tạm giam như sau:
- Cơ quan đang thụ lý vụ án có trách nhiệm bàn giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam, tài liệu, hồ sơ kèm theo, đồ vật, tư trang, tiền, tài sản khác và trao đổi thông tin cần thiết liên quan đến người bị tạm giữ, người bị tạm giam với cơ sở giam giữ để phân loại, bố trí giam giữ.
- Cơ sở giam giữ có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra người, tài liệu, hồ sơ để xác định đúng người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo lệnh, quyết định của người có thẩm quyền; việc giao, nhận phải lập biên bản.
- Khi tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam cơ sở giam giữ có trách nhiệm khám sức khỏe, kiểm tra thân thể người bị tạm giữ, người bị tạm giam, trẻ em dưới 36 tháng tuổi đi theo (nếu có).
- Trường hợp phát hiện người bị tạm giữ, người bị tạm giam có thương tích, bị bệnh nặng hoặc có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng Điều khiển hành vi của mình thì cơ sở giam giữ phối hợp với cơ quan, người bàn giao đưa người bị tạm giữ, người bị tạm giam đến cơ sở y tế cấp huyện trở lên để khám xác định mức độ bệnh tật, tình trạng sức khỏe, thương tích của họ.
- Biên bản giao, nhận phải ghi rõ mức độ bệnh tật, tình trạng sức khỏe, dấu vết thương tích, kèm theo hồ sơ khám xác định bệnh tật, thương tích của cơ sở y tế.
- Khi bàn giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam cho cơ sở giam giữ, cơ quan đang thụ lý vụ án thấy việc cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vụ án theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 thì cơ quan đang thụ lý vụ án phải có văn bản đề nghị không cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân;
- Văn bản nêu rõ lý do, thời hạn không cho gặp; cơ sở giam giữ có trách nhiệm thông báo cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam và thân nhân của họ biết khi có yêu cầu thăm gặp.
Tạm giam (Hình từ Internet)
Để bảo đảm yêu cầu điều tra thì việc phối hợp trong bố trí giam giữ ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC, để bảo đảm yêu cầu điều tra thì việc phối hợp trong bố trí giam giữ như sau:
Phối hợp trong bố trí giam giữ để bảo đảm yêu cầu Điều tra
- Khi có yêu cầu bố trí giam giữ để bảo đảm yêu cầu Điều tra thì Cơ quan Điều tra đang thụ lý vụ án có văn bản nêu rõ nội dung và thời gian áp dụng, gửi Thủ trưởng cơ sở giam giữ để thực hiện.
Đồng thời thường xuyên trao đổi với cơ sở giam giữ về những thông tin liên quan; phối hợp với cơ sở giam giữ bảo đảm tuyệt, đối an toàn trong việc bố trí giam giữ. Khi kết thúc, Cơ quan Điều tra đang thụ lý vụ án có văn bản đánh giá kết quả và gửi Thủ trưởng cơ sở giam giữ.
- Cơ sở giam giữ có trách nhiệm phối hợp thực hiện bố trí giam giữ để bảo đảm yêu cầu Điều tra; trường hợp không thể thực hiện được thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ phải trao đổi ngay bằng văn bản với Cơ quan Điều tra đang thụ lý vụ án.
- Khi Viện kiểm sát tiến hành kiểm sát việc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam, cơ sở giam giữ phải thông báo cho Kiểm sát viên biết việc bố trí giam giữ phục vụ yêu cầu Điều tra.
Trao đổi thông tin của người bị tạm giam sẽ được thực hiện ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC, việc trao đổi thông tin thực hiện như sau:
- Cơ quan đang thụ lý vụ án, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm trao đổi kịp thời các thông tin có liên quan về người bị tạm giữ, người bị tạm giam phục vụ công tác quản lý giam giữ.
- Khi có yêu cầu của cơ quan đang thụ lý vụ án, cơ sở giam giữ trao đổi thông tin về diễn biến tư tưởng, thái độ chấp hành nội quy cơ sở giam giữ, tình trạng sức khỏe và các thông tin liên quan đến người bị tạm giữ, người bị tạm giam phục vụ công tác giải quyết vụ án.
- Cơ sở giam giữ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản các trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam trước khi hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam theo quy định tại điểm h Khoản 1 Điều 13 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.
- Cơ quan đang thụ lý vụ án có trách nhiệm xử lý kịp thời thông báo của cơ sở giam giữ về thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; thông báo bằng văn bản cho cơ sở giam giữ biết khi chuyển hồ sơ vụ án đến cơ quan khác thụ lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?