Khi kết thúc tiêu hủy pháo hoa, pháo hoa nổ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phải tiến hành kiểm tra lại hiện trường như thế nào?
- Có bao nhiêu phương pháp tiêu hủy pháo hoa, pháo hoa nổ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh?
- Địa điểm tiêu hủy pháo hoa, pháo hoa nổ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh do cơ quan nào phê duyệt?
- Khi kết thúc tiêu hủy pháo hoa, pháo hoa nổ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phải tiến hành kiểm tra lại hiện trường như thế nào?
Có bao nhiêu phương pháp tiêu hủy pháo hoa, pháo hoa nổ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh?
Căn cứ theo tiết 2.3.4 tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2021/BCA quy định như sau:
Tiêu hủy pháo hoa, pháo hoa nổ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
2.3.4.5. Phương pháp tiêu hủy
a) Phương pháp tiêu hủy bằng cách đốt cháy:
- Chỉ được hủy bằng phương pháp đốt cháy khi pháo hoa, pháo hoa nổ không còn khả năng chuyển từ phản ứng cháy sang phản ứng nổ. Trước khi tiến hành hủy đốt phải tháo rời các chi tiết sản phẩm pháo hoa, pháo hoa nổ;
- Khoảng cách từ vị trí đốt đến vị trí trú ẩn, vị trí để pháo hoa, pháo hoa nổ chờ tiêu hủy từ 50 m trở lên;
- Khối lượng, chiều dài, chiều rộng, chiều dày trong mỗi dải hủy đốt và địa điểm hủy được quy định trong từng trường hợp cụ thể nhưng phải bảo đảm tuyệt đối an toàn;
- Việc mồi cháy ban đầu phải thực hiện gián tiếp. Được phép sử dụng các vật liệu dễ cháy (phôi bào, giấy, củi khô chẻ nhỏ...) xếp dài thành đường dẫn lửa có chiều dài không nhỏ hơn 1 m, đặt ở cuối hướng gió;
- Chỉ được châm lửa đốt sau khi kết thúc toàn bộ công việc chuẩn bị và mọi người đã rút về địa điểm trú ẩn an toàn. Sau khi đốt cháy đường dẫn lửa, người thao tác phải lập tức rút về địa điểm trú ẩn;
- Sau khi đốt hủy phải đợi tắt hết lửa, khói, người thao tác mới được trở lại chỗ đốt để kiểm tra. Trường hợp còn sản phẩm chưa cháy hết phải thu gom và tiến hành hủy lại theo quy định;
- Chỉ được hủy đốt vào lúc thời tiết khô ráo.
b) Phương pháp hủy bằng nước:
- Yêu cầu việc hủy pháo hoa, pháo hoa nổ bằng phương pháp hòa tan trong nước phải bảo đảm nước sau khi đã xử lý thải trực tiếp ra môi trường đạt Quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT;
- Phương pháp hủy: Sản phẩm pháo hoa, pháo hoa nổ được ngâm trong thùng chứa hoặc bể nước; khối lượng sản phẩm hủy không quá 2/3 khối lượng nước; thời gian ngâm hủy phải bảo đảm pháo hoa, pháo hoa nổ mất hoàn toàn tính năng nổ; vật liệu còn lại không tan được vớt lên, phơi khô sau đó hủy bằng phương pháp đốt cháy hoặc chôn lấp theo quy định.
c) Phương pháp hủy chôn lấp:
- Chỉ được chôn lấp những vật liệu của pháo hoa, pháo hoa nổ sau khi đã thực hiện phương pháp tiêu hủy bằng đốt cháy hoặc ngâm nước và phải bảo đảm hạn chế ảnh hưởng đến môi trường;
- Phương pháp: Đào hố có kích thước phù hợp với số lượng cần chôn lấp tại vị trí đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; bảo đảm khối lượng sản phẩm cần chôn lấp không vượt quá 2/3 chiều sâu của hố và lấp kín bằng đất.
Như vậy, có 3 phương pháp tiêu hủy pháo hoa, pháo hoa nổ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh bao gồm:
- Phương pháp tiêu hủy bằng cách đốt cháy
- Phương pháp hủy bằng nước
- Phương pháp hủy chôn lấp.
Pháo hoa nổ (Hình từ Internet)
Địa điểm tiêu hủy pháo hoa, pháo hoa nổ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh do cơ quan nào phê duyệt?
Tại tiết 2.3.4 tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2021/BCA quy định như sau:
Tiêu hủy pháo hoa, pháo hoa nổ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
2.3.4.2. Địa điểm tiêu hủy được cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng phê duyệt.
2.3.4.3. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng phê duyệt địa điểm tiêu hủy, tổ chức, doanh nghiệp xây dựng phương án, quy trình tiêu hủy bảo đảm an toàn, hạn chế ảnh hưởng đến môi trường.
2.3.4.4. Tổ chức, doanh nghiệp thành lập Hội đồng để tổ chức tiêu hủy, bao gồm: Người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp làm chủ tịch Hội đồng và đại diện các phòng, ban chuyên môn kỹ thuật là thành viên.
Do đó, địa điểm tiêu hủy được cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng phê duyệt.
Khi kết thúc tiêu hủy pháo hoa, pháo hoa nổ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phải tiến hành kiểm tra lại hiện trường như thế nào?
Căn cứ theo tiết 2.3.4 tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2021/BCA quy định như sau:
Tiêu hủy pháo hoa, pháo hoa nổ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
2.3.4.6. Kết thúc tiêu hủy phải tiến hành kiểm tra lại hiện trường, bảo đảm tất cả sản phẩm pháo hoa, pháo hoa nổ mất khả năng phục hồi tính năng, tác dụng và lập biên bản tiêu hủy, gồm các nội dung sau:
a) Tên, số lượng hoặc khối lượng pháo hoa, pháo hoa nổ;
b) Lý do tiêu hủy;
c) Phương pháp tiêu hủy;
d) Địa điểm, thời gian tiêu hủy;
đ) Kết quả tiêu hủy;
e) Họ tên, chức vụ của người tham gia tiêu hủy;
g) Đại diện tổ chức, doanh nghiệp ký tên, đóng dấu.
Như vậy, khi kết thúc tiêu hủy pháo hoa, pháo hoa nổ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phải tiến hành kiểm tra lại hiện trường theo các bước nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?