Khi khai hải quan sai so với thực tế về xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo đồng thời khai sai số lượng vận đơn chủ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Nếu thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:
“d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng;”
Như vậy, trong trường hợp tổ chức hoặc cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng.
Khai hải quan sai so với thực tế về xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Khi khai hải quan sai so với thực tế về xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ khoản 6, khoản 1 Điều 8 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
+ Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ, mã số hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế nhưng không làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp; trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều này;
+Không khai trên tờ khai hải quan mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán theo quy định của pháp luật hải quan mà không ảnh hưởng đến trị giá hải quan.
- Vi phạm quy định về khai hải quan tại Điều này mà người khai hải quan tự phát hiện và khai bổ sung quá thời hạn quy định thì bị xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
+ Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
+ Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;
Như vậy, căn cứ điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 128/2020/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức khi vi phạm sẽ bị xử phạt như sau:
+ Đối với tổ chức có hành vi khai hải quan sai so với thực tế về xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
+ Đối với cá nhân có hành vi khai hải quan sai so với thực tế về xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng (do mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức, căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 128/2020/NĐ-CP)
Khai sai số lượng vận đơn chủ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ khoản 6, khoản 4 Điều 8 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định như sau:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Khai sai số lượng vận đơn chủ, vận đơn thứ cấp trên bản khai hàng hóa của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
+ Khai sai số lượng hành khách trên danh sách hành khách của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
+ Khai sai số lượng kiện hành lý trên bản khai hành lý của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
+ Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa đưa vào kho ngoại quan, kho bảo thuế; hàng hóa từ kho ngoại quan, kho bảo thuế đưa ra nước ngoài.
- Vi phạm quy định về khai hải quan tại Điều này mà người khai hải quan tự phát hiện và khai bổ sung quá thời hạn quy định thì bị xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
+ Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
+ Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;
Như vậy, căn cứ điểm a khoản 4 Điều 8 Nghị định 128/2020/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức khi vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
+ Đối với tổ chức có hành vi khai sai số lượng vận đơn chủ sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
+ Đối với cá nhân có hành vi khai sai số lượng vận đơn chủ sẽ bị phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng (do mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức, căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 128/2020/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?
- Kịch bản tổng kết chi hội phụ nữ cuối năm 2024 ngắn gọn? Tổng kết công tác Hội phụ nữ năm 2024 ngắn gọn?
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?