Khi kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy việc kiểm tra kỹ thuật bên ngoài được thực hiện theo các nội dung gì?

Cho tôi hỏi khi kiểm định kỹ thuật an toàn thì thang máy phải ở trạng thái như thế nào? Cần chuẩn bị thế nào cho việc kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy? Khi kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy việc kiểm tra kỹ thuật bên ngoài được thực hiện theo các nội dung gì? Câu hỏi của anh Hùng (Bình Dương).

Khi kiểm định kỹ thuật an toàn thì thang máy phải ở trạng thái như thế nào?

Căn cứ theo Điều 6 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 12/2021/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Điều kiện kiểm định
Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
1. Thang máy phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định;
2. Hồ sơ kỹ thuật của thang máy phải đầy đủ;
3. Các yếu tố môi trường, thời tiết đủ điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định;
4. Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thang máy.

Theo đó khi tiến hành kiểm định kỹ thuật an toàn thì thang máy phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.

Khi kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy việc kiểm tra kỹ thuật bên ngoài được thực hiện theo các nội dung gì?

Khi kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy việc kiểm tra kỹ thuật bên ngoài được thực hiện theo các nội dung gì? (Hình từ Internet)

Cần chuẩn bị thế nào cho việc kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy?

Tại Điều 7 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 12/2021/TT-BLĐTBXH có nêu về việc chuẩn bị cho kiểm định như sau:

- Tổ chức kiểm định và Cơ sở đề nghị kiểm định cùng phối hợp: Thống nhất kế hoạch kiểm định, chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm định và cử người tham gia, chứng kiến kiểm định.

- Cơ sở đề nghị kiểm định: Chuẩn bị hồ sơ, lý lịch và các tài liệu có liên quan đến thang máy được nêu tại khoản 1 Điều 8 quy trình này. Cụ thể gồm:

+ Lý lịch thang máy

+ Giấy chứng nhận hợp quy (kiểm tra đối với trường hợp kiểm định lần đầu).

+ Giấy chứng nhận kiểm định, biên bản kiểm định đã được cấp (không kiểm tra đối với trường hợp kiểm định lần đầu).

+ Hồ sơ bảo trì

+ Hồ sơ bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế (nếu có)

+ Hồ sơ thiết kế, hoàn công xây dựng giếng thang (kiểm tra đối với thang máy lắp đặt, kiểm định lần đầu)

- Tổ chức kiểm định và Cơ sở đề nghị kiểm định cùng phối hợp: Thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn; Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.

Khi kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy việc kiểm tra kỹ thuật bên ngoài được thực hiện theo các nội dung gì?

Việc kiểm tra kỹ thuật bên ngoài là bước thứ 2 trong quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy.

Cụ thể tại khoản 2 Điều 8 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 12/2021/TT-BLĐTBXH, quy định tại bước này việc kiểm tra thực hiện theo các nội dung sau:

- Kiểm tra tính đầy đủ và đồng bộ của thang máy, Đánh giá theo khoản 3.2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6904:2001 đối với thang máy điện hoặc theo khoản 3.2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6905:2001 đối với thang máy thủy lực; sự chính xác giữa hồ sơ của nhà chế tạo, lắp đặt so với thực tế (về các thông số, chỉ tiêu kỹ thuật, nhãn hiệu).

- Kiểm tra sự chính xác giữa hồ sơ của nhà chế tạo, lắp đặt so với thực tế (về các thông số, chỉ tiêu kỹ thuật, nhãn hiệu).

- Kiểm tra các khuyết tật, biến dạng của các bộ phận, cụm máy (nếu có).

- Kiểm tra, khám xét tình trạng kỹ thuật của bộ phận, cụm máy.

- Kiểm tra việc bố trí các bảng điện, công tắc điện trong buồng máy; đường điện từ bảng điện chính đến tủ điện, từ tủ điện đến các bộ phận máy, các thiết bị giới hạn hành trình.

- Kiểm tra khung đối trọng, tình hình lắp các phiến đối trọng trong khung, việc cố định các phiến trong khung.

- Kiểm tra puli, đối trọng kéo cáp bộ khống chế vượt tốc:

+ Tình trạng khớp quay giá đỡ đối trọng;

+ Bảo vệ puli;

+ Thiết bị kiểm soát độ chùng cáp.

- Kiểm tra các puli dẫn cáp, hướng cáp, che chắn bảo vệ.

- Kiểm tra các đầu cố định cáp cả phía cabin và phía đối trọng.

- Kiểm tra tổng thể về môi trường, điều kiện hoạt động của thang máy.

Đánh giá: Kết quả kiểm tra đạt yêu cầu khi thang máy có đầy đủ và đồng bộ các chi tiết, bộ phận cấu thành theo quy định, được lắp đặt theo đúng thiết kế của nhà sản xuất thang máy, không phát hiện các hư hỏng, khuyết tật hay hiện tượng bất thường và đáp ứng các yêu cầu tại khoản này.

Thang máy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5866:1995 Yêu cầu đối với bộ khống chế vận tốc cabin đối trọng như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5867:2009 yêu cầu an toàn về cabin đối với các loại thang máy dẫn động bằng điện ra sao?
Pháp luật
Thang máy chở người cần đáp ứng các tiêu chuẩn chung nào để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng?
Pháp luật
Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường cho thang máy được thực hiện trong trường hợp nào? Điều kiện để tiến hành kiểm định là gì?
Pháp luật
Kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy định kỳ bao nhiêu năm một lần? Chuẩn bị hồ sơ, lý lịch liên quan đến thang máy được kiểm định thế nào?
Pháp luật
Trong kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy thì kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của thang máy được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy việc kiểm tra kỹ thuật bên ngoài được thực hiện theo các nội dung gì?
Pháp luật
Thang máy được sản xuất, lưu thông trên thị trường và trong sử dụng cần đáp ứng những tiêu chuẩn cụ thể nào?
Pháp luật
Chứng nhận hợp quy đối với thang máy và các bộ phận an toàn của thang máy bao gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Thang máy gồm những bộ phận an toàn nào? Khi thực hiện bảo trì thang máy thì cụ thể cần thực hiện những hoạt động gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thang máy
927 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thang máy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thang máy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào