Khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự thì Viện kiểm sát có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
- Khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
- Khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật theo thủ tục xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (sau đây gọi chung là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử
1. Khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều 267 Bộ luật Tố tụng hình sự, Điều 19 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và các quy định pháp luật khác có liên quan.
...
Và căn cứ theo Điều 267 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, phúc thẩm Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử vụ án hình sự của Tòa án.
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.
- Kiểm sát bản án, quyết định, văn bản tố tụng khác của Tòa án.
- Yêu cầu Tòa án cùng cấp, cấp dưới chuyển hồ sơ vụ án hình sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị.
- Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.
- Kiến nghị, yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; kiến nghị Tòa án khắc phục vi phạm trong hoạt động tố tụng.
- Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý.
- Thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, nhiệm vụ, quyền hạn khác khi kiểm sát xét xử vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật này.
Ngoài ra, Viện kiểm sát còn có nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều 19 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật (Hình từ Internet)
Khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử
...
2. Khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án;
b) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật tố tụng;
c) Kiểm sát bản án, quyết định, văn bản tố tụng khác của Tòa án;
d) Yêu cầu Tòa án đang quản lý hồ sơ vụ án hình sự chuyển hồ sơ để xem xét, quyết định việc kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm;
đ) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng;
e) Kiến nghị, yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; kiến nghị Tòa án khắc phục vi phạm trong hoạt động tố tụng;
g) Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý;
h) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và các quy định pháp luật khác có liên quan.
...
Khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật theo thủ tục xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử
...
3. Khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật theo thủ tục xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong thủ tục xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các chủ thể khác có liên quan;
b) Kiểm sát quyết định, văn bản tố tụng khác của Tòa án;
c) Kiến nghị, yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; kiến nghị Tòa án khắc phục vi phạm trong hoạt động tố tụng;
d) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Theo đó, khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật theo thủ tục xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?
- Quà tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính số thuế từ quà tặng?
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?