Khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Kiểm sát viên đề nghị hoãn phiên tòa mà Tòa án vẫn tiếp tục thì xử lý như thế nào?
- Kiểm sát viên phải kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa trước khi diễn ra phiên toà hình sự những việc gì?
- Khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Kiểm sát viên đề nghị hoãn phiên tòa mà Tòa án vẫn tiếp tục thì xử lý như thế nào?
- Khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Kiểm sát viên đề nghị hoãn phiên tòa trong những trường hợp nào?
Kiểm sát viên phải kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa trước khi diễn ra phiên toà hình sự những việc gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 22 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (sau đây gọi chung là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
1. Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát việc tuân theo pháp luật từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử trong giai đoạn xét xử sơ thẩm theo quy định tại Điều 267 Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Trước khi mở phiên tòa, Kiểm sát viên phải kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử về việc: thực hiện các yêu cầu cung cấp, bổ sung chứng cứ; triệu tập người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; thay đổi thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án; áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; xét xử theo thủ tục rút gọn, xét xử công khai hoặc xét xử kín; thông báo cho những người tham gia tố tụng biết thời gian, địa điểm xét xử và các hoạt động tố tụng khác.
...
Như vậy, Kiểm sát viên phải kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa trước khi diễn ra phiên toà hình sự những việc sau:
- Thực hiện các yêu cầu cung cấp, bổ sung chứng cứ;
- Triệu tập người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
- Thay đổi thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án;
- Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;
- Xét xử theo thủ tục rút gọn, xét xử công khai hoặc xét xử kín;
- Thông báo cho những người tham gia tố tụng biết thời gian, địa điểm xét xử và các hoạt động tố tụng khác.
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (Hình từ Internet)
Khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Kiểm sát viên đề nghị hoãn phiên tòa mà Tòa án vẫn tiếp tục thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 22 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
...
3. Kiểm sát viên phải kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án và những người tham gia tố tụng từ khi bắt đầu đến khi kết thúc phiên tòa, bảo đảm việc xét xử được công minh, đúng pháp luật.
4. Kiểm sát viên phải đề nghị tạm ngừng phiên tòa hoặc hoãn phiên tòa nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 251, khoản 1 Điều 297 Bộ luật Tố tụng hình sự. Trường hợp Kiểm sát viên đề nghị tạm ngừng hoặc hoãn phiên tòa mà Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét xử thì Kiểm sát viên phải tham gia phiên tòa và phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án. Sau phiên tòa, Kiểm sát viên phải báo cáo ngay với lãnh đạo Viện kiểm sát xem xét, quyết định.
5. Khi phát hiện có vi phạm khác về thủ tục tố tụng thì kiến nghị, yêu cầu Hội đồng xét xử khắc phục kịp thời.
Theo đó, khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Kiểm sát viên đề nghị hoãn phiên tòa mà Tòa án vẫn tiếp tục thì Kiểm sát viên phải tham gia phiên tòa và phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.
Sau phiên tòa, Kiểm sát viên phải báo cáo ngay với lãnh đạo Viện kiểm sát xem xét, quyết định.
Khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Kiểm sát viên đề nghị hoãn phiên tòa trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 297 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Hoãn phiên tòa
1. Tòa án hoãn phiên tòa khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Có một trong những căn cứ quy định tại các điều 52, 53, 288, 289, 290, 291, 292, 293, 294 và 295 của Bộ luật này;
b) Cần phải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa;
c) Cần tiến hành giám định bổ sung, giám định lại;
d) Cần định giá tài sản, định giá lại tài sản.
Trường hợp hoãn phiên tòa thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.
...
Theo đó, khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Kiểm sát viên đề nghị hoãn phiên tòa trong những trường hợp như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?