Khi kính chiếu hậu trên xe ô tô bị mất thì doanh nghiệp bảo hiểm có bồi thường không? Nếu có thì sẽ bồi thường bao nhiêu?
- Khi kính chiếu hậu trên xe ô tô bị mất thì doanh nghiệp bảo hiểm có bồi thường không? Nếu có thì sẽ bồi thường bao nhiêu?
- Bên mua bảo hiểm tài sản và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thoả thuận một trong các hình thức bồi thường bằng hình thức nào?
- Chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn đối với bảo hiểm tài sản được quy định như thế nào?
Khi kính chiếu hậu trên xe ô tô bị mất thì doanh nghiệp bảo hiểm có bồi thường không? Nếu có thì sẽ bồi thường bao nhiêu?
Khi kính chiếu hậu trên xe ô tô bị mất thì doanh nghiệp bảo hiểm có bồi thường không, thì tại khoản 27 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định:
Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Và Điều 20 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định:
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có các quyền sau đây:
...
d) Từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
...
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây:
...
đ) Bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
...
Theo đó, cần xem phạm vi bảo hiểm, sự kiện bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm này có nội dung thỏa thuận cụ thể như thế nào.
Nếu thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm tài sản xe ô tô chỉ có thỏa thuận bảo hiểm trong trường hợp "bảo hiểm trong trường hợp xe bị mất cắp, mất cướp toàn bộ xe" thì theo câu chữ của thỏa thuận, sự kiện bảo hiểm phải là mất cắp, mất cướp toàn bộ xe.
Trường hợp bị mất cắp một bộ phận trên xe thì sự kiện bảo hiểm chưa xảy ra nên chưa thể yêu cầu bồi thường.
Doanh nghiệp bảo hiểm (Hình từ Internet)
Bên mua bảo hiểm tài sản và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thoả thuận một trong các hình thức bồi thường bằng hình thức nào?
Bên mua bảo hiểm tài sản và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thoả thuận một trong các hình thức bồi thường bằng hình thức được quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 gồm:
Hình thức bồi thường
1. Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có thể thoả thuận một trong các hình thức bồi thường sau đây:
a) Sửa chữa tài sản bị thiệt hại;
b) Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác;
c) Trả tiền bồi thường.
2. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm không thoả thuận được về hình thức bồi thường thì việc bồi thường được thực hiện bằng tiền.
3. Trường hợp bồi thường quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có quyền thu hồi tài sản bị thiệt hại sau khi đã thay thế hoặc bồi thường toàn bộ theo giá thị trường của tài sản.
Như vậy, bên mua bảo hiểm tài sản và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thoả thuận một trong các hình thức bồi thường bằng hình thức sau:
(1) Sửa chữa tài sản bị thiệt hại;
(2) Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác;
(3) Trả tiền bồi thường.
Chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn đối với bảo hiểm tài sản được quy định như thế nào?
Chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn đối với bảo hiểm tài sản được quy định tại Điều 54 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 gồm:
(1) Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, trường hợp người thứ ba có trách nhiệm bồi thường do hành vi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm thì thực hiện như sau:
- Sau khi doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài trả tiền bồi thường, người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền mà doanh nghiệp đã bồi thường;
- Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có quyền khấu trừ số tiền bồi thường tùy theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm nếu người được bảo hiểm từ chối chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn.
(2) Khi doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thực hiện quyền yêu cầu bồi hoàn đối với người thứ ba, người được bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài các tài liệu cần thiết và thông tin liên quan theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
(3) Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không được yêu cầu cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được bảo hiểm bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đã trả cho người được bảo hiểm, trừ trường hợp những người này cố ý gây ra tổn thất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?