Khi lắp đặt hệ thống báo cháy tự động thì hệ thống cáp, dây tín hiệu, dây cấp nguồn phải thỏa mãn những tiêu chuẩn gì?
- Khi tiến hành kiểm tra thử nghiệm khả năng làm việc hệ thống báo cháy cần xác định những điều gì?
- Khi lắp đặt hệ thống báo cháy tự động thì hệ thống cáp, dây tín hiệu, dây cấp nguồn phải thỏa mãn những tiêu chuẩn gì?
- Chu kỳ kiểm tra bảo dưỡng đối với hệ thống báo cháy tự động được pháp luật quy định như thế nào?
Khi tiến hành kiểm tra thử nghiệm khả năng làm việc hệ thống báo cháy cần xác định những điều gì?
Tại Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCA ban hành kèm theo Thông tư 52/2019/TT-BCA quy định:
"3.2.2.2 Khi tiến hành kiểm tra thử nghiệm khả năng làm việc hệ thống báo cháy, phải xác định:
a) Tín hiệu, địa chỉ kích hoạt đầu báo cháy phải phù hợp tương ứng với tín hiệu hiển thị địa chỉ của tủ trung tâm báo cháy;
b) Khả năng làm việc của toàn bộ đường cáp, dây tín hiệu của hệ thống phải không có sự cố chập, đứt dây hoặc cách ly, tháo đầu báo cháy;
c) Khả năng làm việc của tủ trung tâm báo cháy, tín hiệu chuông, đèn, còi báo cháy và tín hiệu điều khiển thiết bị ngoại vi tương ứng."
Hệ thống báo cháy tự động
Khi lắp đặt hệ thống báo cháy tự động thì hệ thống cáp, dây tín hiệu, dây cấp nguồn phải thỏa mãn những tiêu chuẩn gì?
Theo Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5738:2021 quy định như sau:
"8. Hệ thống cáp và dây tín hiệu, dây cấp nguồn
8.1 Việc lựa chọn cáp và dây tín hiệu của hệ thống báo cháy tự động phải thỏa mãn tiêu chuẩn, quy phạm lắp đặt thiết bị và dây dẫn điện hiện hành có liên quan phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn này và tài liệu kỹ thuật đối với từng loại thiết bị cụ thể.
8.2 Phải có biện pháp bảo vệ cáp và dây tín hiệu của hệ thống báo cháy tự động để chống chập hoặc đứt dây (luồn trong ống kim loại hoặc ống bảo vệ khác), chống chuột cắn, côn trùng hoặc các nguyên nhân cơ học khác làm hư hỏng cáp và dây tín hiệu. Các lỗ xuyên trần, tường sau khi thi công xong phải được chèn bịt hoặc xử lý thích hợp để không làm giảm các chỉ tiêu kỹ thuật về cháy theo yêu cầu của kết cấu.
8.3 Các mạch tín hiệu của hệ thống báo cháy tự động phải được kiểm tra tự động về tình trạng kỹ thuật theo suốt chiều dài của mạch tín hiệu.
8.4 Các mạch tín hiệu của hệ thống báo cháy tự động phải sử dụng dây dẫn riêng và cáp có lõi bằng đồng. Cho phép sử dụng cáp thông tin lõi đồng của mạng thông tin hỗn hợp nhưng phải tách riêng kênh liên lạc.
8.5 Tiết diện lõi đồng của cáp và dây tín hiệu phải được xác định dựa trên độ sụt áp cho phép của hệ thống báo cháy tự động nhưng không nhỏ hơn 0,75 mm2 (tương đương với lõi đòng cỏ đường kính 1 mm) đối với đường cáp trục chính. Cho phép dùng nhiều dây dẫn tết lại nhưng tổng diện tích tiết diện của các lõi đồng được tết lại không được nhỏ hơn 0,75 mm2. Tiết diện từng lõi đồng của đường cáp trục chính phải không nhỏ hơn 0,5 mm2. Cho phép dùng cáp nhiều dây trong một lớp bọc bảo vệ chung nhưng đường kính lõi đồng của mỗi dây không được nhỏ hơn 0,5 mm.
Tổng điện trở của đường dây tín hiệu trên mỗi kênh báo cháy không được lớn 100 Ω và không được lớn hơn giá trị yêu cầu đối với từng loại trung tâm báo cháy.
8.6 Cáp tín hiệu điều khiển thiết bị ngoại vi, dây tín hiệu nối từ các đầu báo cháy trong hệ thống báo cháy tự động dùng để kích hoạt hệ thống chữa cháy tự động là loại chịu nhiệt cao (cáp, dây tín hiệu chống cháy có thời gian chịu lửa 30 min). Cho phép sử dụng cáp tín hiệu điều khiển thiết bị ngoại vi là loại cáp thường nhưng phải có biện pháp bảo vệ khỏi sự tác động của nhiệt ít nhất trong thời gian 30 min.
8.7 Không cho phép lắp đặt chung dây tín hiệu của hệ thống báo cháy tự động và dây tín hiệu điều khiển của hệ thống chữa cháy tự động có điện áp nhỏ hơn 60 V với đường dây có điện áp khác trên 110 V trong cùng một đường ống, một hộp, một bó, một rãnh kín của cấu kiện xây dựng.
Cho phép lắp đặt chung các mạch trên khi có vách ngăn dọc giữa chúng bằng vật liệu không cháy có giới hạn chịu lửa không dưới 15 min.
8.8 Trong trường hợp mắc hở song song thì khoảng cách giữa dây dẫn của đường điện chiếu sáng và điện động lực với cáp, dây tín hiệu của hệ thống báo cháy tự động không được nhỏ hơn 0,5 m. Nếu khoảng cách này nhỏ hơn 0,5 m phải có biện pháp chống nhiễu điện từ.
8.9 Trường hợp trong công trình có nguồn phát nhiễu hoặc đối với hệ thống báo cháy địa chỉ thì bắt buộc phải sử dụng cáp và dây tín hiệu chống nhiễu. Nếu cáp và dây tín hiệu không chống nhiễu thì nhất thiết phải luồn trong ống hoặc hộp kim loại có tiếp đất.
Đối với hệ thống báo cháy tự động thông thường khuyến khích sử dụng cáp và dây tín hiệu chống nhiễu hoặc không chống nhiễu nhưng được luồn trong ống kim loại hoặc hộp kim loại có tiếp đất.
8.10 Số lượng đầu nối của các hộp đấu dây và số lượng dây dẫn của cáp trục chính phải có dự phòng là 20 %."
Chu kỳ kiểm tra bảo dưỡng đối với hệ thống báo cháy tự động được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCA ban hành kèm theo Thông tư 52/2019/TT-BCA quy định như sau:
3.2.2.4 Nội dung kiểm tra và chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật đối với hệ thống báo cháy tự động thực hiện theo quy định tại Bảng 9 dưới đây:
Bảng 9 - Quy định kiểm tra bảo dưỡng kỹ thuật đối với hệ thống báo cháy tự động
STT | Nội dung công việc | Chu kỳ kiểm tra bảo dưỡng | ||
1 | Kiểm tra xem xét bên ngoài các dấu hiệu hư hỏng cơ |
|
|
|
Bảng 9 (tiếp theo và kết thúc) | ||||
STT | Nội dung công việc | Chu kỳ kiểm tra bảo dưỡng | ||
| học, sự han gỉ và độ bền chắc đai kẹp, giá đỡ đối với các bộ phận chính hệ thống: Trung tâm báo cháy, các đầu báo cháy, hộp nút ấn báo cháy bằng tay, đèn, còi, loa báo cháy, hệ thống cáp và dây tín hiệu báo cháy. | Hàng tuần | Hàng tháng | Hàng quý |
2 | Kiểm tra tình trạng làm việc của các công tắc đóng ngắt, chuyển mạch, các tín hiệu hiển thị trạng thái làm việc, cảnh báo sự cố, hư hỏng… và tính nguyên vẹn chỉ dấu niêm phong thiết bị tủ trung tâm báo cháy. | Hàng tuần | Hàng tháng | Hàng quý |
3 | Kiểm tra nguồn cấp điện chính và dự phòng. Kiểm tra việc tự động chuyển đổi từ nguồn chính sang nguồn dự phòng. | - | Hàng tháng | Hàng quý |
4 | Kiểm tra khả năng làm việc các bộ phận chính của hệ thống: Trung tâm báo cháy, các đầu báo cháy tự động, hộp nút ấn báo cháy bằng tay, loa đèn còi báo cháy vv…, kiểm tra các thông số kỹ thuật kênh báo cháy. | - | Hàng tháng | Hàng quý |
5 | Kiểm tra khả năng làm việc toàn bộ hệ thống báo cháy. | - | Hàng tháng | Hàng quý |
6 | Kiểm tra đo điện trở tiếp đất bảo vệ và làm việc của hệ thống. | Hàng năm | ||
7 | Kiểm tra đo điện trở cách điện mạch điện. | 3 năm một lần |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?