Khi lập kế hoạch phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có cần phải tổ chức tham vấn không?
- Khi lập kế hoạch phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có cần phải tổ chức tham vấn không?
- Đối tượng mời tham vấn kế hoạch phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là ai?
- Việc tham vấn Kế hoạch phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được tổ chức dưới hình thức nào?
Khi lập kế hoạch phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có cần phải tổ chức tham vấn không?
Việc tham vấn Kế hoạch phát triển ngành được quy định tại Điều 15 Quy định về lập và theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 3679/QĐ-BNN-KH năm 2014 như sau:
Tham vấn Kế hoạch phát triển ngành
1. Tham vấn kế hoạch phát triển ngành là yêu cầu bắt buộc trong quy trình lập kế hoạch, nhằm huy động sự tham gia của đông đảo người dân và cộng đồng, đảm bảo cho kế hoạch có tính khả thi.
2. Trách nhiệm của các đơn vị trong việc tổ chức tham vấn
a. Vụ Kế hoạch chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch tham vấn và tổ chức tham vấn kế hoạch ngành cả nước;
b. Các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch tham vấn và tổ chức tham vấn kế hoạch của tiểu ngành/lĩnh vực được phân công phụ trách.
c. Các Sở Nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch tham vấn và tổ chức tham vấn kế hoạch ngành của địa phương.
...
Như vậy, theo quy định, tham vấn kế hoạch phát triển ngành là yêu cầu bắt buộc trong quy trình lập kế hoạch ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Khi lập kế hoạch phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có cần phải tổ chức tham vấn không? (Hình từ Internet)
Đối tượng mời tham vấn kế hoạch phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là ai?
Việc tham vấn Kế hoạch phát triển ngành được quy định tại Điều 15 Quy định về lập và theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 3679/QĐ-BNN-KH năm 2014 như sau:
Tham vấn Kế hoạch phát triển ngành
...
2. Trách nhiệm của các đơn vị trong việc tổ chức tham vấn
a. Vụ Kế hoạch chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch tham vấn và tổ chức tham vấn kế hoạch ngành cả nước;
b. Các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch tham vấn và tổ chức tham vấn kế hoạch của tiểu ngành/lĩnh vực được phân công phụ trách.
c. Các Sở Nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch tham vấn và tổ chức tham vấn kế hoạch ngành của địa phương.
3. Đối tượng mời tham vấn
a. Đối với bản Kế hoạch phát triển ngành dài hạn hoặc 5 năm, nội dung kế hoạch bao trùm tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, trong đó nhiều vấn đề có tính chiến lược, dài hạn, vì vậy đối tượng tham vấn cần rộng rãi và bao gồm (nhưng không giới hạn): đại diện các tỉnh/TP trực thuộc Trung ương, các doanh nghiệp, các nhà khoa học, các tổ chức Hiệp hội, ngành hàng, các tổ chức quốc tế và nhà tài trợ…
b. Đối với kế hoạch phát triển ngành hàng năm, tập trung tham vấn các đối tượng liên quan nhiều đến các chương trình, dự án, các hoạt động trọng tâm triển khai trong năm kế hoạch.
...
Như vậy, đối tượng mời tham vấn kế hoạch phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định cụ thể như sau:
(1) Đối với bản Kế hoạch phát triển ngành dài hạn hoặc 5 năm, nội dung kế hoạch bao trùm tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, trong đó nhiều vấn đề có tính chiến lược, dài hạn, vì vậy đối tượng tham vấn cần rộng rãi và bao gồm (nhưng không giới hạn): đại diện các tỉnh/TP trực thuộc Trung ương, các doanh nghiệp, các nhà khoa học, các tổ chức Hiệp hội, ngành hàng, các tổ chức quốc tế và nhà tài trợ…
(2) Đối với kế hoạch phát triển ngành hàng năm, tập trung tham vấn các đối tượng liên quan nhiều đến các chương trình, dự án, các hoạt động trọng tâm triển khai trong năm kế hoạch.
Việc tham vấn Kế hoạch phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được tổ chức dưới hình thức nào?
Việc tham vấn Kế hoạch phát triển ngành được quy định tại Điều 15 Quy định về lập và theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 3679/QĐ-BNN-KH năm 2014 như sau:
Tham vấn Kế hoạch phát triển ngành
...
a. Đối với bản Kế hoạch phát triển ngành dài hạn hoặc 5 năm, nội dung kế hoạch bao trùm tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, trong đó nhiều vấn đề có tính chiến lược, dài hạn, vì vậy đối tượng tham vấn cần rộng rãi và bao gồm (nhưng không giới hạn): đại diện các tỉnh/TP trực thuộc Trung ương, các doanh nghiệp, các nhà khoa học, các tổ chức Hiệp hội, ngành hàng, các tổ chức quốc tế và nhà tài trợ…
b. Đối với kế hoạch phát triển ngành hàng năm, tập trung tham vấn các đối tượng liên quan nhiều đến các chương trình, dự án, các hoạt động trọng tâm triển khai trong năm kế hoạch.
4. Hình thức tham vấn:
a. Tổ chức hội nghị, hội thảo;
b. Gửi dự thảo kế hoạch lấy ý kiến qua đường công văn;
c. Lấy ý kiến rộng rãi của người dân và cộng đồng bằng cách cung cấp dự thảo kế hoạch trên Website của Bộ hoặc Wesite của cơ quan chủ trì lập và tham vấn kế hoạch.
Như vậy, theo quy định, việc tham vấn Kế hoạch phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được tổ chức dưới 03 hình thức sau đây:
(1) Tổ chức hội nghị, hội thảo;
(2) Gửi dự thảo kế hoạch lấy ý kiến qua đường công văn;
(3) Lấy ý kiến rộng rãi của người dân và cộng đồng bằng cách cung cấp dự thảo kế hoạch trên Website của Bộ hoặc Wesite của cơ quan chủ trì lập và tham vấn kế hoạch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?