Khi lợn có triệu chứng mắc bệnh lở mồm long móng cần lựa chọn mẫu bệnh phẩm ở lợn như thế nào để chẩn đoán bệnh?
Lợn mắc bệnh lở mồm long móng do tác nhân nào gây nên?
Theo tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-1:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chuẩn đoán - Phần 1: Bệnh lở mồm long móng quy định về bệnh dịch tễ học bệnh lở mồm long móng như sau:
Chẩn đoán lâm sàng
6.1 Dịch tễ học
Bệnh lở mồm long móng gây thành dịch trên nhiều loài động vật móng guốc chẵn, chủ yếu ở trâu bò và lợn.
Bệnh do nhiều typ và tiểu typ của Aphthovirus gây ra. Các typ huyết thanh có sự phân bố khác nhau. Typ huyết thanh O, A phát hiện ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Trái lại các typ huyết thanh SAT1, SAT2, SAT3 được giới hạn ở một số nước thuộc Châu Phi. Typ huyết thanh Asia 1 được tìm thấy ở nhiều nước thuộc Châu Á. Trong các ổ dịch, động vật có thể mắc bệnh do một hoặc cùng một lúc nhiều typ. Bệnh có tính chất lây lan nhanh, mạnh, rộng đối với động vật mẫn cảm.
Bệnh có thể lây trực tiếp từ động vật mắc bệnh đến động vật mẫn cảm, hay lây gián tiếp qua sản phẩm động vật (thịt, sữa, tinh dịch, da), dụng cụ chăn nuôi, vận chuyển gia súc.
...
Theo đó, nguyên nhân mà lợn mắc bệnh lở mồm long móng là do nhiều typ và tiểu typ của Aphthovirus gây ra.
Các typ huyết thanh có sự phân bố khác nhau. Typ huyết thanh O, A phát hiện ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Trái lại các typ huyết thanh SAT1, SAT2, SAT3 được giới hạn ở một số nước thuộc Châu Phi. Typ huyết thanh Asia 1 được tìm thấy ở nhiều nước thuộc Châu Á.
Trong các ổ dịch, động vật có thể mắc bệnh do một hoặc cùng một lúc nhiều typ. Bệnh có tính chất lây lan nhanh, mạnh, rộng đối với động vật mẫn cảm.
Bệnh có thể lây trực tiếp từ động vật mắc bệnh đến động vật mẫn cảm, hay lây gián tiếp qua sản phẩm động vật (thịt, sữa, tinh dịch, da), dụng cụ chăn nuôi, vận chuyển gia súc.
Bệnh lở mồm long móng ở lợn (Hình từ Internet)
Khi lợn có triệu chứng mắc bệnh lở mồm long móng cần lựa chọn mẫu bệnh phẩm ở lợn như thế nào để chẩn đoán bệnh?
Theo tiết 7.1.1 tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-1:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chuẩn đoán - Phần 1: Bệnh lở mồm long móng quy định về việc lựa chọn mẫu bệnh phẩm ở lợn có triệu chứng mắc bệnh lở mồm long móng như sau:
Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
7.1 Lấy mẫu và xử lý mẫu bệnh phẩm
7.1.1 Lấy mẫu
Lấy mẫu theo hướng dẫn của quy trình mổ khám TCVN 8402 : 2010.
Mẫu bệnh phẩm: dịch probang, mô cơ tim, biểu mô của mụn nước chưa vỡ hoặc mới vỡ, dịch mụn nước để phát hiện kháng nguyên vi rút. Mẫu huyết thanh để phát hiện kháng thể kháng vi rút lở mồm long móng.
Mẫu biểu mô trong vòng 7 ngày kể từ khi phát hiện bệnh để phát hiện kháng nguyên, còn sau 7 ngày nên lấy mẫu huyết thanh để phát hiện kháng thể. Mẫu bệnh phẩm biểu mô tối thiểu là 2 g. Bệnh phẩm sau khi lấy được bảo quản trong dung dịch bảo quản đệm PBS 0,04 M có bổ sung kháng sinh và Glyxerin 1:1 (xem phụ lục A), pH từ 7,2 đến 7,6 ở nhiệt độ âm 20 °C. Máu được lấy lượng tối thiểu là 3 ml, để máu đông tự nhiên, tách lấy huyết thanh, bảo quản ở nhiệt độ từ 2 °C đến 8 °C.
Mẫu dịch probang được lấy khi mẫu biểu mô không sẵn có từ con vật như trong trường hợp đang hồi phục, hay trường hợp nghi ngờ bệnh lở mồm long móng mà không thể hiện các dấu hiệu lâm sàng. Cho mẫu probang vào ống thu thập mẫu có chứa một lượng môi trường vận chuyển (xem phụ lục A) tương đương. Lắc nhẹ hỗn hợp và đảm bảo pH cuối cùng khoảng 7,6.
Mẫu bệnh phẩm được bảo quản trong lọ đựng bệnh phẩm vô trùng, tất cả được đặt trong thùng bảo ôn và vận chuyển trong điều kiện lạnh từ 2 °C đến 8 °C. Mẫu bệnh phẩm gửi đến phòng thí nghiệm trong vòng 24 giờ sau khi lấy, kèm theo phiếu gửi bệnh phẩm, nếu quá thời gian đó, bệnh phẩm phải được bảo quản ở nhiệt độ từ âm 20 °C đến âm 80 °C. Huyết thanh bảo quản ở nhiệt độ từ 2 °C đến 8 °C tối đa trong 7 ngày. Lưu mẫu bệnh phẩm ở nhiệt độ âm 20 °C (đối với mẫu huyết thanh) và ở âm 80 °C (đối với mẫu bệnh phẩm phát hiện vi rút).
Như vậy, mẫu bệnh phẩm dùng để chẩn đoán bệnh lở mồm long móng có thể là dịch probang, mô cơ tim, biểu mô của mụn nước chưa vỡ hoặc mới vỡ, dịch mụn nước để phát hiện kháng nguyên vi rút. Mẫu huyết thanh để phát hiện kháng thể kháng vi rút lở mồm long móng.
Sau khi lựa chọn được mẫu bệnh phẩm cần xử lý mẫu như thế nào trước khi tiến hành chẩn đoán bệnh?
Theo tiết 7.1.2 tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-1:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chuẩn đoán - Phần 1: Bệnh lở mồm long móng quy định về xử lý mẫu bệnh phẩm như sau:
Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
7.1 Lấy mẫu và xử lý mẫu bệnh phẩm
...
7.1.2 Xử lý mẫu bệnh phẩm
Mẫu bệnh phẩm là biểu mô của mụn nước được rửa 01 lần với dung dịch xử lý mẫu biểu mô (xem phụ lục A) hoặc thấm trên giấy để giảm lượng glycerol, sau đó được nghiền thành huyễn dịch 10 % (ví dụ: 1g biểu mô trong 9 ml dung dịch xử lý mẫu biểu mô (xem phụ lục A)). Ly tâm huyễn dịch bệnh phẩm 2500 g trong 15 phút (5.2.2). Thu dịch nổi để chẩn đoán phát hiện vi rút lở mồm long móng bằng phương pháp ELISA, RT-PCR, realtime RT-PCR hoặc phân lập trên tế bào.
...
Theo tiêu chuẩn trên thì nếu lựa chọn biểu mô mụn nước làm mẫu bệnh phẩm thì cần phải rửa 01 lần với dung dịch xử lý mẫu biểu mô hoặc thấm trên giấy để giảm lượng glycerol, sau đó được nghiền thành huyễn dịch 10 %. Ly tâm huyễn dịch bệnh phẩm 2500 g trong 15 phút hu dịch nổi để chẩn đoán phát hiện vi rút lở mồm long móng bằng phương pháp ELISA, RT-PCR, realtime RT-PCR hoặc phân lập trên tế bào.
Đối với những mẫu bệnh phẩm khác chỉ cần bảo quản trong lọ đựng mà đảm bảo nhiệt độ thích hợp từ 2 °C đến 8 °C để gửi đển phòng thí nghiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?