Khi lợn mắc bệnh đóng dấu lợn ở thể cấp tính thì sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào? Bệnh đóng dấu lợn do tác nhân nào gây nên?
Bệnh đóng dấu lợn do tác nhân nào gây nên?
Bệnh đóng dấu lợn do tác nhân nào gây nên? (Hình từ Internet)
Theo Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-20:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 20: Bệnh đóng dấu lợn quy định về tác nhân gây bệnh như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:
Bệnh đóng dấu lợn (Swine Erysipelas)
Bệnh truyền nhiễm, triệu chứng điển hình của bệnh là trên da có những đám xuất huyết theo hình vuông, hình tròn, do vi khuẩn Gram dương Erysipelothrix rhusiopathiae (E. rhusiopathiae) gây ra.
Theo đó, bệnh đóng dấu lợn là loại bệnh truyền nhiệm, triệu chứng điển hình của bệnh là trên da có những đám xuất huyết theo hình vuông, hình tròn, do vi khuẩn Gram dương Erysipelothrix rhusiopathiae (E. rhusiopathiae) gây ra.
Khi lợn mắc bệnh đóng dấu lợn ở thể cấp tính thì sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào?
Theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-20:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 20: Bệnh đóng dấu lợn quy định về triệu chứng lâm sàng như sau:
Cách tiến hành
5.1. Chẩn đoán lâm sàng
..
5.1.2. Triệu chứng lâm sàng
5.1.2.1. Thể cấp tính hoặc nhiễm trùng máu
- Lợn mắc bệnh sốt cao 40 °C - 42 °C, điên cuồng, húc đầu vào tường hoặc hộc máu ra mà chết. Một vài lợn chết đột ngột khi chưa có triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đặc trưng của bệnh. Người ta gọi thể này là "Đóng dấu lợn trắng".
- Lợn bỏ ăn, mắt đỏ ngầu, chảy nước mắt, nước mũi và khó thở.
- Đi lại khập khiễng và thường nằm một chỗ.
- Lợn nái chửa thường bị sảy thai. Lợn trưởng thành thường ỉa phân táo, phân có màng bọc lầy nhầy. Lợn nhỏ hơn có thể ỉa chảy.
- Lợn mắc bệnh sau 2 đến 3 ngày, trên da xuất hiện các đám đỏ hay đỏ tía nổi như mề đay hình vuông hay hình thoi, đặc biệt là ở tai, cổ, bụng, trong đùi và đuôi. Nếu lợn không chết thì phần da bị hoại tử, khô, cứng, sẫm màu tạo thành vảy, lúc này rất dễ bị nhiễm trùng kế phát, đặc biệt là ở vùng cổ và đuôi.
- Bệnh tiến triển từ 3 đến 5 ngày, lợn yếu dần, khó thở, thân nhiệt giảm, kiệt sức mà chết.
- Ở thể cấp tính, tỷ lệ chết 50 % đến 60 %.
5.1.2.2. Thể á cấp tính
Thể á cấp tính biểu hiện nhẹ hơn thể cấp tính. Lợn không có biểu hiện ốm, không sốt cao, không bỏ ăn, có một số triệu chứng ngoài da.
5.1.2.3. Thể mãn tính
Lợn bệnh ở thể cấp tính mà không chết, bệnh kéo dài chuyển sang thể mãn tính. Lợn ăn uống kém, gầy còm, thiếu máu, thân nhiệt bình thường hoặc sốt nhẹ. Lợn có 3 triệu chứng chủ yếu:
- Có tổn thương ở da: da bị hoại tử ở nhiều nơi, rụng lông, da dày lên và bị tróc ra đặc biệt ở vùng tai và đuôi.
- Viêm đa khớp, hay gặp ở khớp bàn chân, khớp gối làm cho lợn bị què, đi khập khiễng hoặc có thể nằm liệt một chỗ không đi lại được.
- Viêm nội tâm mạc: làm tắc hoặc trở ngại tuần hoàn gây phù thũng ở phổi, ở chân, có thể bị liệt chân sau do tắc mạch:
...
Theo quy định trên thì bệnh đóng dấu lợn ở thể cấp tính hoặc nhiễm trùng máu sẽ có những triệu chứng lâm sàng như sau:
- Lợn mắc bệnh sốt cao 40 °C - 42 °C, điên cuồng, húc đầu vào tường hoặc hộc máu ra mà chết. Một vài lợn chết đột ngột khi chưa có triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đặc trưng của bệnh. Người ta gọi thể này là "Đóng dấu lợn trắng".
- Lợn bỏ ăn, mắt đỏ ngầu, chảy nước mắt, nước mũi và khó thở.
- Đi lại khập khiễng và thường nằm một chỗ.
- Lợn nái chửa thường bị sảy thai. Lợn trưởng thành thường ỉa phân táo, phân có màng bọc lầy nhầy. Lợn nhỏ hơn có thể ỉa chảy.
- Lợn mắc bệnh sau 2 đến 3 ngày, trên da xuất hiện các đám đỏ hay đỏ tía nổi như mề đay hình vuông hay hình thoi, đặc biệt là ở tai, cổ, bụng, trong đùi và đuôi. Nếu lợn không chết thì phần da bị hoại tử, khô, cứng, sẫm màu tạo thành vảy, lúc này rất dễ bị nhiễm trùng kế phát, đặc biệt là ở vùng cổ và đuôi.
- Bệnh tiến triển từ 3 đến 5 ngày, lợn yếu dần, khó thở, thân nhiệt giảm, kiệt sức mà chết.
- Ở thể cấp tính, tỷ lệ chết 50 % đến 60 %.
Để chẩn đoán bệnh đóng dấu lợn thì có thể dùng những loại thuốc thử và vật liệu thử nào?
Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-20:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 20: Bệnh đóng dấu lợn quy định về thuốc thử và vật liệu thử như sau:
Thuốc thử và vật liệu thử
Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích; sử dụng nước cất hoặc nước đã khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương không có Rnase, trừ các trường hợp có quy định khác.
3.1. Môi trường nước thịt
3.2. Môi trường thạch máu, thạch cơ bản được bổ sung từ 5 % đến 7 % máu cừu, máu bê, hoặc máu thỏ (pha chế thạch theo hướng dẫn của nhà sản xuất).
3.3. Huyết thanh ngựa.
3.4. Động vật thí nghiệm: chuột bạch hoặc chim bồ câu.
3.5. Bộ thuốc nhuộm Gram (Phụ lục A).
3.6. Thuốc nhuộm Giemsa (Phụ lục B).
3.7. Bộ giám định sinh hóa (Phụ lục C).
3.8. Nguyên liệu cho PCR (Phụ lục D).
Như vậy, một số loại thuốc thử và vật liệu thử dùng để chẩn đoán bệnh đóng dấu lợn trong phòng thi nghiệm như sau:
- Môi trường nước thịt
- Môi trường thạch máu, thạch cơ bản được bổ sung từ 5 % đến 7 % máu cừu, máu bê, hoặc máu thỏ (pha chế thạch theo hướng dẫn của nhà sản xuất).
- Huyết thanh ngựa.
- Động vật thí nghiệm: chuột bạch hoặc chim bồ câu.
- Bộ thuốc nhuộm Gram.
- Thuốc nhuộm Giemsa.
- Bộ giám định sinh hóa).
- Nguyên liệu cho PCR
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư kết thúc nhiệm kỳ khi nào? Luật sư tham gia Ban Chủ nhiệm phải có kinh nghiệm thế nào?
- Doanh nghiệp phá sản phải ưu tiên thanh toán những khoản nào cho người lao động theo quy định?
- Mẫu quyết định miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Tải về mẫu quyết định?
- Từ 10/01/2025, thời hạn xóa đăng ký tạm trú là bao lâu? Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú gồm những gì?
- Một số bài vè chúc Tết, thơ chúc Tết Nguyên đán cho trẻ em hay, dễ thuộc? Tổng hợp các quyền cơ bản của trẻ em?