Khi mắc bệnh Perkinsus marinus các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào?
Bệnh Perkinsus marinus ở loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ do tác nhận nào gây nên?
The Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-10:2015 về Bệnh thủy sản - Quy trình chuẩn đoán - Phần 10: Bệnh do Perkinsus Marinus ở nhuyễn thể hai mảnh nhỏ quy định về tác nhân gây nên bệnh Perkinsus marinus ở loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1. Perkinsus marinus (Perkinsus marinus)
Sinh vật đơn bào thuộc ngành bào tử Apicomplexa (Levine, 1978), ký sinh trên mang, màng áo, tế bào biểu mô ruột, các tổ chức mô liên kết của tuyến tiêu hóa và tuyến sinh dục của nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Chu kỳ sống của Perkinsus marinus gồm ba giai đoạn chính: Giai đoạn dinh dưỡng (trophozoite). giai đoạn tăng trưởng (hypnospore), giai đoạn bào tử động (zoospores).
2.1.1. Giai đoạn dinh dưỡng (trophozoite)
Giai đoạn nhân
Giai đoạn xảy ra trong các mô của vật chủ trực tiếp. Trong giai đoạn này Perkinsus marinus có dạng tế bào hình cầu với sự xuất hiện của không bào lớn, hơi lệch tâm và có nhân ở ngoại biên.
2.1.2. Giai đoạn tăng trưởng (hypnospore)
Giai đoạn này quan sát được khi ủ mô ký chủ bị nhiễm Perkinsus marinus trong môi trường lỏng thioglycollat (FTM), thể dinh dưỡng được phóng lớn (dạng hình cầu) và lớp vỏ của ký sinh trùng được phát triển dày hơn. Sau khi hypnospores được nuôi trong FTM bị cô lập và chuyển vào nước biển, hypnospores bắt đầu sự phân chia nhân tế bào và sự phân bào chu kỳ liên tiếp.
2.1.3. Giai đoạn bào tử động (zoospores)
Giai đoạn tăng sinh
Giai đoạn này hàng trăm bào tử động được hình thành trong màng tế bào gốc. Bào tử động chỉ có một nhân với không bào trong tế bào chất và di động hơn do hai roi chèn ở bên.
Theo tiêu chuẩn trên thì bệnh Perkinsus marinus ở loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ do loài sinh vật đơn bào Perkinsus marinus thuộc ngành bào tử Apicomplexa, ký sinh trên mang, màng áo, tế bào biểu mô ruột, các tổ chức mô liên kết của tuyến tiêu hóa và tuyến sinh dục của nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
Chu kỳ sống của Perkinsus marinus gồm ba giai đoạn chính: Giai đoạn dinh dưỡng (trophozoite). giai đoạn tăng trưởng (hypnospore), giai đoạn bào tử động (zoospores).
Khi mắc bệnh Perkinsus marinus các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào? (Hình từ Internet)
Khi mắc bệnh Perkinsus marinus các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào?
The Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-10:2015 về Bệnh thủy sản - Quy trình chuẩn đoán - Phần 10: Bệnh do Perkinsus Marinus ở nhuyễn thể hai mảnh nhỏ quy định về triệu chứng lâm sàng khi các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ nhiễm bệnh như sau:
Chẩn đoán lâm sàng
5.1. Đặc điểm dịch tễ
- Bệnh xảy ra ở đối tượng nhuyễn thể hai mảnh vỏ như hàu, vẹm, ngao...;
- Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường tập trung nhiều nhất vào mùa thu và ít nhất vào đầu mùa xuân khi nhiệt độ môi trường trên 20 oC, độ mặn từ 9‰ đến 12‰. Cường độ nhiễm bệnh tăng cao khi môi trường tăng độ mặn trên 12‰;
- Perkinsus marinus lây truyền trực tiếp giữa động vật thân mềm mà không cần vật chủ trung gian;
- Giai đoạn lây nhiễm là lúc bào tử động có 2 roi chuyển sang giai đoạn cơ thể dinh dưỡng xâm nhập vào các mô của vật chủ;
- Nhuyễn thể hai mảnh vỏ bị nhiễm bệnh với tỷ lệ cao, tỷ lệ chết có thể lên đến 95 % khi điều kiện môi trường bất lợi đối với vật chủ. Perkinsus marinus có thể tồn tại dai dẳng suốt vòng đời vật chủ.
5.2. Triệu chứng lâm sàng
- Biểu hiện chủ yếu của bệnh là nhuyễn thể hai mảnh vỏ sinh trưởng chậm;
- Tuyến sinh dục của nhuyễn thể hai mảnh vỏ chậm phát triển, giảm sức sinh sản và làm chậm chu kỳ sinh sản:
- Nhuyễn thể hai mảnh vỏ có hiện tượng nổi lên cát, mở vỏ và chết hàng loạt.
5.3. Bệnh tích
- Nhuyễn thể hai mảnh vỏ gầy rạc, mô chảy nước, co màng áo, tuyến tiêu hóa nhợt máu;
- Bào tử Perkinsus marinus xuất hiện từng đám trên màng áo, mang, mô liên kết, tuyến tiêu hóa và tuyến sinh dục với biểu hiện là những nốt sần màu nâu trắng hoặc những cái nang trên mặt của màng áo, mang;
- Sự nhiễm Perkinsus marinus nặng gây tổn thương và xung huyết nghiêm trọng trên mang, mô ruột và mô liên kết của nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
Trường hợp các loài nhuyển thể hai mảnh vỏ mắc bệnh Perkinsus marinus thì sẽ có một số triệu chứng lâm sàng như:
- Biểu hiện chủ yếu của bệnh là nhuyễn thể hai mảnh vỏ sinh trưởng chậm;
- Tuyến sinh dục của nhuyễn thể hai mảnh vỏ chậm phát triển, giảm sức sinh sản và làm chậm chu kỳ sinh sản:
- Nhuyễn thể hai mảnh vỏ có hiện tượng nổi lên cát, mở vỏ và chết hàng loạt.
Để chẩn đoán bệnh Perkinsus marinus có được dùng những mẫu bệnh phẩm đã chết hay không?
Theo Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-10:2015 về Bệnh thủy sản - Quy trình chuẩn đoán - Phần 10: Bệnh do Perkinsus Marinus ở nhuyễn thể hai mảnh nhỏ quy định về mẫu bệnh phẩm dùng để chẩn đoán bệnh Perkinsus marinus như sau:
Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
6.1. Phương pháp nuôi cấy
6.1.1. Lấy mẫu
Số lượng nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên mỗi mẫu tùy thuộc vào kích cỡ của nhuyễn thể nhuyễn thể hai mảnh vỏ:
- Nhuyễn thể hai mảnh vỏ giống: lấy từ 10 con/mẫu đến 15 con/mẫu.
- Nhuyễn thể hai mảnh vỏ trưởng thành: lấy từ 5 con/mẫu đến 10 con/mẫu.
6.1.2. Bảo quản mẫu
Trong quá trình vận chuyển từ nơi thu mẫu về đến phòng thử nghiệm mẫu được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 oC đến 8 oC không quá 24 h.
Mẫu chuyển đến phòng thí nghiệm phải được phân tích ngay.
6.1.3. Chuẩn bị mẫu
- Nhuyễn thể hai mảnh vỏ còn sống hoặc vừa chết chưa tách vỏ;
- Dùng dao mổ vô trùng cắt cơ mở vỏ nhuyễn thể hai mảnh vỏ và tách ra làm hai;
- Dùng panh, kéo vô trùng cắt 1 mẫu bệnh phẩm từ 5 mm đến 10 mm của phần mô áo, mang, ruột, phần cơ bị tổn thương;
CHÚ THÍCH: Phải dùng các dụng cụ vô trùng khi lấy mô ở các mẫu khác nhau để tránh lây nhiễm.
...
Theo Tiêu chuẩn nêu trên thì có thể sử dụng mẫu bệnh phẩm chết tuy nhiên, phả đảm bảo là mẫu vừa mới chết và chưa tách vỏ thì mới có thể dùng cho việc chẩn đoán bệnh Perkinsus marinus
Dùng dao mổ vô trùng cắt cơ mở vỏ nhuyễn thể hai mảnh vỏ và tách ra làm hai. Dùng panh, kéo vô trùng cắt 1 mẫu bệnh phẩm từ 5 mm đến 10 mm của phần mô áo, mang, ruột, phần cơ bị tổn thương.
Phải dùng các dụng cụ vô trùng khi lấy mô ở các mẫu khác nhau để tránh lây nhiễm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?