Khi mở tuyến xe buýt thì những nội dung nào cần được công bố? Xe buýt chạy không đúng tuyến đường và lịch trình bị phạt bao nhiêu tiền?

Tôi muốn biết khi mở tuyến xe buýt thì những nội dung nào cần được công bố? Tôi thường đi xe buýt vào buổi chiều nên có lúc gặp giờ cao điểm sẽ bắt gặp tình trạng kẹt đường, trường hợp kẹt đường quá lâu sẽ dẫn đến việc chậm lịch trình của xe buýt nên tôi thường thấy tài xế xe buýt sẽ gọi điện báo để xin chạy sang một tuyến đường khác để tránh tắt đường. Vậy khi mở tuyến xe buýt thì những nội dung nào cần được công bố? Xe buýt chạy không đúng tuyến đường và lịch trình bị phạt bao nhiêu tiền?

Tuyến xe buýt quy định về điểm đầu và điểm cuối như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 30 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về điểm đầu, điểm cuối của tuyến xe buýt như sau:

“1. Điểm đầu, điểm cuối của tuyến xe buýt
a) Có đủ diện tích cho xe buýt quay trở đầu xe, đỗ xe đảm bảo an toàn giao thông;
b) Có bảng thông tin các nội dung: tên tuyến; số hiệu tuyến; hành trình; tần suất chạy xe; thời gian hoạt động trong ngày của tuyến; số điện thoại của cơ quan quản lý tuyến và doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia khai thác tuyến; trách nhiệm của hành khách, người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe;
c) Có nhà chờ cho hành khách.”

Như vậy, tuyến xe buýt quy định về điểm đầu và điểm cuối như đã nêu trên.

Công bố mở tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt

Công bố mở tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt

Khi mở tuyến xe buýt thì những nội dung nào cần được công bố?

Theo khoản 2 Điều 32 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về công bố mở tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt như sau:

"Điều 32. Công bố mở tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt
1. Sở Giao thông vận tải công bố mở tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt tại địa phương theo danh mục mạng lưới tuyến được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Đối với các tuyến xe buýt đi qua địa bàn nhiều tỉnh, thành phố, căn cứ vào danh mục mạng lưới tuyến đã được phê duyệt, việc công bố mở tuyến do Sở Giao thông vận tải có tuyến xe buýt nơi doanh nghiệp, hợp tác xã đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh thực hiện sau khi có văn bản thống nhất của Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia và Sở Giao thông vận tải có hành trình tuyến đi qua. Trường hợp tuyến xe buýt có điểm đầu hoặc điểm cuối nằm trong khu vực cảng hàng không thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất với Bộ Giao thông vận tải trước khi công bố mở tuyến.
2. Nội dung công bố mở tuyến xe buýt
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến;
b) Số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến; cự ly; hành trình (điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng);
c) Biểu đồ chạy xe, thời gian hoạt động của tuyến;
d) Nhãn hiệu, sức chứa, màu sơn đặc trưng của xe hoạt động trên tuyến;
đ) Giá vé.
3. Sở Giao thông vận tải phải công bố trên Trang thông tin điện tử của Sở các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này chậm nhất 15 ngày, trước khi thực hiện hoạt động vận chuyển hành khách trên tuyến bằng xe buýt."

Như vậy, khi mở tuyến xe buýt cần công bố những nội dung sau: doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến; số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến; cự ly; hành trình (điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng); biểu đồ chạy xe, thời gian hoạt động của tuyến; nhãn hiệu, sức chứa, màu sơn đặc trưng của xe hoạt động trên tuyến; giá vé.

Xe buýt chạy không đúng tuyến đường và lịch trình bị phạt bao nhiêu tiền? 

Theo khoản 3 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ như sau:

“3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không đóng cửa lên xuống khi xe đang chạy;

b) Để người ngồi trên xe khi xe lên, xuống phà, cầu phao hoặc khi xe đang ở trên phà (trừ người già yếu, người bệnh, người khuyết tật);

c) Không chạy đúng tuyến đường, lịch trình, hành trình vận tải quy định;

d) Để người mắc võng nằm trên xe hoặc đu bám ở cửa xe, bên ngoài thành xe khi xe đang chạy;

đ) Sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa không bảo đảm an toàn; để rơi hành lý, hàng hóa trên xe xuống đường; để hàng hóa trong khoang chở hành khách;

e) Chở hành lý, hàng hóa vượt quá kích thước bao ngoài của xe;

g) Vận chuyển hàng có mùi hôi thối trên xe chở hành khách;

h) Điều khiển xe vận chuyển hành khách không có nhân viên phục vụ trên xe đối với những xe quy định phải có nhân viên phục vụ;

i) Điều khiển xe taxi không có đồng hồ tính tiền cước (đối với loại xe đăng ký sử dụng đồng hồ tính tiền) hoặc có nhưng không đúng quy định hoặc không sử dụng đồng hồ tính tiền cước theo quy định khi chở khách;

k) Điều khiển xe niêm yết hành trình chạy xe không đúng với hành trình đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

l) Điều khiển xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách, thu tiền vé cao hơn quy định;

m) Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải không có dây an toàn tại các vị trí ghế ngồi, giường nằm theo quy định (trừ xe buýt nội tỉnh);

n) Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải không có hướng dẫn cho hành khách về an toàn giao thông và thoát hiểm khi xảy ra sự cố trên xe theo quy định;

o) Điều khiển xe taxi không sử dụng phần mềm tính tiền (đối với loại xe đăng ký sử dụng phần mềm tính tiền) hoặc sử dụng phần mềm tính tiền không bảo đảm các yêu cầu theo quy định;

p) Điều khiển xe taxi sử dụng phần mềm tính tiền mà trên xe không có thiết bị để kết nối trực tiếp với hành khách theo quy định.”

Ngoài ra, điểm a khoản 8 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về hình phạt bổ sung đối với tài xế chạy xe buýt không đúng tuyến như sau:

"8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 (trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện); điểm c, điểm d, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm o, điểm q khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;"

Do đó, xe buýt chạy không đúng tuyến đường và lịch trình bị phạt từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng. Ngoài ra tài xế sẽ bị bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Như vậy, khi mở tuyến xe buýt cần công bố những nội dung sau: doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến; số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến; cự ly; hành trình (điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng); biểu đồ chạy xe, thời gian hoạt động của tuyến; nhãn hiệu, sức chứa, màu sơn đặc trưng của xe hoạt động trên tuyến; giá vé. Xe buýt chạy không đúng tuyến đường và lịch trình bị phạt từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng. Ngoài ra tài xế sẽ bị bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Mở tuyến xe buýt
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi mở tuyến xe buýt thì những nội dung nào cần được công bố? Xe buýt chạy không đúng tuyến đường và lịch trình bị phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mở tuyến xe buýt
2,307 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mở tuyến xe buýt

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mở tuyến xe buýt

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào