Khi mua hàng trực tuyến trên các trang thương mại điện tử, thông tin liên quan đến phương thức thanh toán có được hiển thị một cách đầy đủ hay không?
- Đặt hàng trực tuyến khi thực hiện giao dịch thương mại điện tử có phải là một hình thức mua hàng không?
- Thông tin liên quan đến phương thức thanh toán trong giao dịch thương mại điện tử có được hiển thị một cách đầy đủ hay không?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giao dịch thương mại điện tử có trách nhiệm gì đối với việc thanh toán trực tuyến?
Đặt hàng trực tuyến khi thực hiện giao dịch thương mại điện tử có phải là một hình thức mua hàng không?
Căn cứ quy định tại khoản 12 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về chức năng đặt hàng trực tuyến như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
12. Chức năng đặt hàng trực tuyến là một chức năng được cài đặt trên website thương mại điện tử hoặc trên thiết bị đầu cuối của khách hàng và kết nối với website thương mại điện tử để cho phép khách hàng khởi đầu quá trình giao kết hợp đồng theo những điều khoản được công bố trên website đó, bao gồm cả việc giao kết hợp đồng với hệ thống thông tin tự động."
Có thể hiểu một cách đơn giản, trong trường hợp có nhu cầu thực hiện giao dịch thương mại điện tử, khách hàng có thể sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến. Đây được xem là một chức năng cho phép khách hàng khởi đầu quá trình giao kết hợp đồng theo những điều khoản được công bố trên website đó, bao gồm cả việc giao kết hợp đồng với hệ thống thông tin tự động. Chức năng này được cài đặt trên website thương mại điện tử hoặc trên thiết bị đầu cuối của khách hàng và kết nối với website thương mại điện tử. Do đó, có thể xem đây là một hình thức mua hàng trên website thương mại điện tử của người tiêu dùng.
Thông tin liên quan đến phương thức thanh toán trong giao dịch thương mại điện tử có được hiển thị một cách đầy đủ hay không?
Phương thức thanh toán trong giao dịch thương mại điện tử
Cơ chế rà soát và xác nhận nội dung hợp đồng tại Điều 18 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được quy định như sau:
"Website thương mại điện tử phải có cơ chế cho phép khách hàng rà soát, bổ sung, sửa đổi và xác nhận nội dung giao dịch trước khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến để gửi đề nghị giao kết hợp đồng. Cơ chế rà soát và xác nhận này phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Hiển thị cho khách hàng những thông tin sau:
a) Tên hàng hóa hoặc dịch vụ, số lượng và chủng loại;
b) Phương thức và thời hạn giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ;
c) Tổng giá trị của hợp đồng và các chi tiết liên quan đến phương thức thanh toán được khách hàng lựa chọn.
Những thông tin này phải có khả năng lưu trữ, in ấn được trên hệ thống thông tin của khách hàng và hiển thị được về sau."
Bên cạnh đó, thông tin về các phương thức thanh toán theo quy định tại Điều 34 Nghị định 52/2013/NĐ-CP cũng nêu rõ:
- Thương nhân, tổ chức, cá nhân phải công bố toàn bộ các phương thức thanh toán áp dụng cho hàng hóa hoặc dịch vụ giới thiệu trên website, kèm theo giải thích rõ ràng, chính xác để khách hàng có thể hiểu và lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp.
- Nếu website thương mại điện tử có chức năng thanh toán trực tuyến, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải thiết lập cơ chế để khách hàng sử dụng chức năng này được rà soát và xác nhận thông tin chi tiết về từng giao dịch thanh toán trước khi thực hiện việc thanh toán.
Như vậy, những thông tin chi tiết liên quan đến phương thức thanh toán phải được công bố đầy đủ, chi tiết kèm theo giải thích cụ thể, chính xác để khách hàng có thể lựa chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp.
Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giao dịch thương mại điện tử có trách nhiệm gì đối với việc thanh toán trực tuyến?
(1) Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử có chức năng thanh toán trực tuyến theo quy định tại Điều 74 Nghị định 52/2013/NĐ-CP:
- Thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử có chức năng thanh toán trực tuyến phải đảm bảo an toàn, bảo mật giao dịch thanh toán của khách hàng, xử lý khiếu nại và đền bù thiệt hại trong trường hợp thông tin thanh toán của khách hàng qua website thương mại điện tử bị thay đổi, xóa, hủy, sao chép, tiết lộ, di chuyển trái phép hoặc bị chiếm đoạt gây thiệt hại cho khách hàng.
- Trường hợp tự phát triển giải pháp thanh toán để phục vụ riêng website thương mại điện tử bán hàng của mình, thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website phải áp dụng các biện pháp sau nhằm đảm bảo an toàn, bảo mật cho giao dịch thanh toán của khách hàng:
+ Thiết lập hệ thống thông tin phục vụ hoạt động thanh toán đảm bảo kết nối trực tuyến 24 (hai mươi bốn) giờ trong ngày và 7 (bảy) ngày trong tuần. Thời gian dừng hệ thống để bảo trì không quá 12 (mười hai) giờ mỗi lần bảo trì và phải có thông báo trước cho khách hàng;
+ Mã hóa thông tin và sử dụng các giao thức bảo mật để đảm bảo không lộ thông tin trên đường truyền;
+ Triển khai các ứng dụng có khả năng phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các truy nhập bất hợp pháp và các hình thức tấn công trên môi trường mạng vào hệ thống thông tin phục vụ hoạt động thanh toán trực tuyến của mình;
+ Có các phương án kiểm soát quyền truy nhập hệ thống, quyền ra, vào nơi đặt thiết bị hệ thống thông tin phục vụ hoạt động thanh toán trực tuyến của mình;
+ Có quy trình, hệ thống sao lưu và phục hồi dữ liệu khi hệ thống thông tin phục vụ hoạt động thanh toán gặp sự cố, đảm bảo sao lưu dữ liệu thanh toán ra các vật mang tin hoặc sao lưu trực tuyến toàn bộ dữ liệu;
+ Lưu trữ dữ liệu về từng giao dịch thanh toán theo thời hạn quy định tại Luật kế toán;
+ Trường hợp khách hàng thanh toán trước khi mua hàng hóa và dịch vụ, tiền thanh toán của khách hàng phải được giữ tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và khách hàng phải được cung cấp công cụ để theo dõi số dư thanh toán của mình trên hệ thống.
- Thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử có chức năng thanh toán trực tuyến phải công bố trên website chính sách về bảo mật thông tin thanh toán cho khách hàng.
(2) Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán cho website thương mại điện tử: theo quy định tại Điều 75 Nghị định 52/2013/NĐ-CP:
- Tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật về dịch vụ trung gian thanh toán do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.
- Lưu trữ dữ liệu về từng giao dịch thanh toán thực hiện qua hệ thống của mình theo thời hạn quy định tại Luật kế toán.
- Liên đới chịu trách nhiệm với thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán của mình trong trường hợp thông tin thanh toán của khách hàng qua website đó bị thay đổi, xóa, hủy, sao chép, tiết lộ, di chuyển trái phép hoặc bị chiếm đoạt gây thiệt hại cho khách hàng.
- Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, báo cáo Bộ Công Thương số liệu thống kê về tình hình cung cấp dịch vụ cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử.
Như vậy, khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trong giao dịch thương mại điện tử, các thông tin về phương thức thanh toán được đảm bảo công bố đầy đủ, chi tiết, chính xác, cụ thể để khách hàng có thể lựa chọn và áp dụng một cách phù hợp. Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành cũng quy định cụ thể trách nhiệm của thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử có chức năng thanh toán trực tuyến và thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán cho website thương mại điện tử để đảm bảo thực hiện đúng theo luật định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?