Khi nào doanh nghiệp gắn Nhãn xanh Việt Nam cho sản phẩm? Có những hình thức nào để doanh nghiệp lựa chọn gắn Nhãn xanh Việt Nam lên sản phẩm?
- Khi nào doanh nghiệp gắn Nhãn xanh Việt Nam cho sản phẩm?
- Có những hình thức nào để doanh nghiệp lựa chọn gắn Nhãn xanh Việt Nam lên sản phẩm?
- Nghiêm cấm việc gắn Nhãn xanh Việt Nam trong những trường hợp nào?
- Doanh nghiệp được cấp Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam có trách nhiệm lập báo cáo số lượng sản phẩm đã sản xuất được gắn Nhãn xanh Việt Nam không?
- Chứng nhận lại sản phẩm đạt tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Khi nào doanh nghiệp gắn Nhãn xanh Việt Nam cho sản phẩm?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Thông tư 41/2013/TT-BTNMT quy định gắn Nhãn xanh Việt Nam như sau:
Gắn Nhãn xanh Việt Nam
1. Sau khi có Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam, doanh nghiệp gắn Nhãn xanh Việt Nam cho sản phẩm đã được chứng nhận.
...
Theo đó, sau khi có Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam, doanh nghiệp gắn Nhãn xanh Việt Nam cho sản phẩm đã được chứng nhận.
Nhãn xanh Việt Nam (Hình từ Internet)
Có những hình thức nào để doanh nghiệp lựa chọn gắn Nhãn xanh Việt Nam lên sản phẩm?
Theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 41/2013/TT-BTNMT quy định như sau:
Gắn Nhãn xanh Việt Nam
...
2. Doanh nghiệp lựa chọn một trong các hình thức gắn Nhãn xanh Việt Nam lên sản phẩm hoặc bao bì của sản phẩm được chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam như sau:
a) Dán;
b) Vẽ;
c) Đính;
d) Khắc;
đ) In.
3. Kích thước và màu sắc của Nhãn xanh Việt Nam được gắn cho sản phẩm theo quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này.
Vị trí gắn Nhãn xanh Việt Nam do doanh nghiệp tự thiết kế, quyết định và dễ nhìn thấy nhưng không gây ảnh hưởng đến thông tin ghi trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, doanh nghiệp lựa chọn một trong các hình thức gắn Nhãn xanh Việt Nam lên sản phẩm hoặc bao bì của sản phẩm được chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam như sau: Dán; Vẽ; Đính; Khắc; In.
Nghiêm cấm việc gắn Nhãn xanh Việt Nam trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 11 Thông tư 41/2013/TT-BTNMT quy định nghiêm cấm việc gắn Nhãn xanh Việt Nam như sau:
Gắn Nhãn xanh Việt Nam
...
4. Nghiêm cấm việc gắn Nhãn xanh Việt Nam trong những trường hợp sau:
a) Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam hết hiệu lực.
b) In sai mẫu Nhãn xanh Việt Nam;
c) Gắn Nhãn xanh Việt Nam cho sản phẩm không phải là sản phẩm đã đăng ký và được cấp Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam.
Theo đó, nghiêm cấm việc gắn Nhãn xanh Việt Nam trong những trường hợp sau:
- Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam hết hiệu lực.
- In sai mẫu Nhãn xanh Việt Nam;
- Gắn Nhãn xanh Việt Nam cho sản phẩm không phải là sản phẩm đã đăng ký và được cấp Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam.
Doanh nghiệp được cấp Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam có trách nhiệm lập báo cáo số lượng sản phẩm đã sản xuất được gắn Nhãn xanh Việt Nam không?
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Thông tư 41/2013/TT-BTNMT quy định việc giám sát sử dụng Nhãn xanh Việt Nam như sau:
Giám sát sử dụng Nhãn xanh Việt Nam
1. Định kỳ một năm một lần, doanh nghiệp được cấp Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam, có trách nhiệm lập báo cáo số lượng sản phẩm đã sản xuất, kinh doanh được gắn Nhãn xanh Việt Nam về Tổng cục Môi trường để tổng hợp.
2. Tổng cục Môi trường phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra, thử nghiệm mẫu điển hình sản phẩm được gắn Nhãn xanh Việt Nam trong trường hợp có biểu hiện nghi vấn hoặc có khiếu nại. Doanh nghiệp chỉ phải chi trả kinh phí kiểm tra, thử nghiệm điển hình sản phẩm được gắn Nhãn xanh Việt Nam trong trường hợp biên bản kiểm tra, phiếu thử nghiệm kết luận doanh nghiệp vi phạm tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam.
Theo đó, định kỳ một năm một lần, doanh nghiệp được cấp Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam, có trách nhiệm lập báo cáo số lượng sản phẩm đã sản xuất, kinh doanh được gắn Nhãn xanh Việt Nam về Tổng cục Môi trường để tổng hợp.
Chứng nhận lại sản phẩm đạt tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 41/2013/TT-BTNMT quy định như sau:
Chứng nhận lại sản phẩm đạt tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam
1. Việc xem xét, đánh giá và chứng nhận lại Nhãn xanh Việt Nam được thực hiện một trong những trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục gắn Nhãn xanh Việt Nam sau khi Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam hết hiệu lực. Ba (03) tháng trước khi Quyết định hết hiệu lực, doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký chứng nhận lại;
b) Có thay đổi về thiết kế và chế tạo sản phẩm mà những thay đổi đó ảnh hưởng đến việc đáp ứng các tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam.
2. Trình tự, thủ tục đăng ký và chứng nhận lại được thực hiện như đăng ký chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam lần đầu.
3. Trường hợp Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam vẫn còn hiệu lực nhưng có thay đổi về tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam thì doanh nghiệp không phải đăng ký lại; trường hợp chỉ thay đổi tên nhãn hiệu của sản phẩm thì doanh nghiệp cũng không phải đăng ký chứng nhận lại nhưng phải thông báo cho Tổng cục Môi trường biết về sự thay đổi này.
Theo đó, chứng nhận lại sản phẩm đạt tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam được thực hiện như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?