Khi nào được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định giá? Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập khóa bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá được thực hiện ra sao?
Khi nào được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định giá?
Khi nào được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định giá? (Hình từ Internet)
Điều 21 Thông tư 204/2014/TT-BTC quy định về Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá như sau:
Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá
1. Học viên có kết quả bài kiểm tra từ 5 (năm) điểm trở lên là học viên đạt yêu cầu khóa học và được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá.
2. Thủ trưởng đơn vị tổ chức bồi dưỡng (hoặc cấp phó được Thủ trưởng đơn vị tổ chức bồi dưỡng ủy quyền) ký, cấp Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá.
Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 6 kèm theo Thông tư này và phải đóng dấu giáp lai ảnh của học viên.
3. Các trường hợp cấp lại Chứng chỉ vì bị mất, bị rách, bị cháy, bị hủy hoại do thiên tai, địch họa hoặc lý do bất khả kháng khác do đơn vị tổ chức bồi dưỡng xem xét, quyết định nhưng phải ghi rõ Chứng chỉ cấp lại và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cấp lại này.
4. Cán bộ, công chức có Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá; cán bộ, công chức có Thẻ thẩm định viên về giá do Bộ Tài chính cấp và cán bộ, công chức đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học, sau đại học chuyên ngành vật giá, thẩm định giá được tham gia Hội đồng thẩm định giá theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06/8/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về thẩm định giá.
Như vậy, học viên tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá có kết quả bài kiểm tra từ 5 (năm) điểm trở lên là học viên đạt yêu cầu khóa học và được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá.
Hình thức tổ chức, nội dung và chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá như thế nào?
Hình thức tổ chức, nội dung và chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá được quy định tại Điều 18 Thông tư 204/2014/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 11/2019/TT-BTC) như sau:
Hình thức tổ chức, nội dung và chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá
1. Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá được tổ chức tập trung một kỳ liên tục nhưng không kéo dài quá 2 (hai) tuần cho một khóa học và phải đảm bảo dạy và học đủ thời lượng, nội dung và chương trình theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thời lượng tối thiểu cho một khóa bồi dưỡng được quy định là 40 giờ, chưa bao gồm thời gian ôn tập và kiểm tra đánh giá kết quả học tập quy định tại Điều 20 Thông tư này. Một giờ được tính là 55 phút học và 5 phút nghỉ giải lao.
Tên chuyên đề | Số giờ học tối thiểu | |
A. | PHẦN KIẾN THỨC CHUNG | |
- Chuyên đề 1 | Pháp luật áp dụng trong lĩnh vực giá và thẩm định giá, hoạt động thẩm định giá nhà nước | 6 |
- Chuyên đề 2 | Nguyên lý hình thành giá cả thị trường và Nguyên lý căn bản về thẩm định giá | 6 |
B. | PHẦN KIẾN THỨC NGHIỆP VỤ | |
- Chuyên đề 3 | Thẩm định giá bất động sản | 8 |
- Chuyên đề 4 | Thẩm định giá máy, thiết bị | 8 |
- Chuyên đề 5 | Thẩm định giá doanh nghiệp | 8 |
- Chuyên đề 6 | Thẩm định giá tài sản vô hình | 4 |
TỔNG CỘNG PHẦN A VÀ B | 40 |
3. Một lớp học của khóa bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá tối đa không quá 150 học viên.
Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập khóa bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá được thực hiện ra sao?
Theo Điều 20 Thông tư 204/2014/TT-BTC, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập khóa bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá được thực hiện như sau:
- Kết thúc khóa bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá, đơn vị tổ chức bồi dưỡng phải tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Việc kiểm tra được thực hiện bằng 1 (một) bài viết trong thời gian 150 phút. Nội dung bài kiểm tra phải thể hiện được những kiến thức cơ bản của các chuyên đề trong chương trình học.
- Điểm bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10 (mười). Bài kiểm tra dưới 5 (năm) điểm là bài kiểm tra không đạt yêu cầu.
- Học viên tham dự khóa học không đảm bảo tối thiểu 80% thời gian học tại khóa theo quy định cho mỗi học phần thì không được tham dự kiểm tra đánh giá kết quả học tập và phải học lại học phần còn thiếu.
- Trường hợp vì lý do đặc biệt, học viên không tham dự kiểm tra đánh giá kết quả học tập được thì học viên phải có đơn đề nghị hoãn kiểm tra và phải được Thủ trưởng đơn vị tổ chức khóa học chấp thuận.
- Học viên có bài kiểm tra không đạt yêu cầu và học viên chưa dự kiểm tra vì lý do đặc biệt quy định tại khoản 4 Điều này có quyền dự kiểm tra lại một lần.
Thời gian tổ chức kiểm tra lại cho những học viên trên do Thủ trưởng đơn vị tổ chức bồi dưỡng quyết định nhưng không quá 06 (sáu) tháng kể từ ngày kết thúc khóa bồi dưỡng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?