Khi nào được giải thể hợp tác xã? 07 hành vi bị cấm khi giải thể hợp tác xã là gì theo quy định?
Khi nào được giải thể hợp tác xã?
Căn cứ theo Điều 97 Luật Hợp tác xã 2023 quy định như sau:
Các trường hợp giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện thủ tục giải thể theo một trong hai trường hợp sau đây:
a) Giải thể tự nguyện theo nghị quyết Đại hội thành viên;
b) Giải thể bắt buộc theo quyết định của Toà án hoặc khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, trừ trường hợp luật khác có quy định khác.
2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người đại diện theo pháp luật, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) và người giữ chức danh có liên quan trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về giải thể tại Luật này.
Như vậy, hợp tác xã chỉ được giải thể khi:
- Bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác
- Không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.
- Người đại diện theo pháp luật, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) và người giữ chức danh có liên quan trong hợp tác xã cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Người đại diện theo pháp luật, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) và người giữ chức danh có liên quan trong hợp tác xã phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về giải thể tại Luật Hợp tác xã 2023.
Theo đó, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện thủ tục giải thể theo một trong hai trường hợp sau đây:
(1) Giải thể tự nguyện theo nghị quyết Đại hội thành viên;
(2) Giải thể bắt buộc theo quyết định của Toà án hoặc khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, trừ trường hợp luật khác có quy định khác.
Khi nào được giải thể hợp tác xã? 07 hành vi bị cấm khi giải thể hợp tác xã là gì? (hình từ internet)
07 hành vi bị cấm khi giải thể hợp tác xã là gì?
Căn cứ theo Điều 100 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về các hành vi bị cấm khi giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Theo đó,kể từ khi có nghị quyết giải thể, quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc quyết định giải thể của Tòa án, người đại diện theo pháp luật, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên khác của Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), thành viên của hợp tác xã bị cấm thực hiện các hành vi sau đây:
(1) Cất giấu, tẩu tán tài sản;
(2) Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
(3) Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
(4) Ký kết hợp đồng mới, trừ trường hợp để thực hiện giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
(5) Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;
(6) Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
(7) Huy động vốn dưới mọi hình thức.
Lưu ý: Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, cá nhân có hành vi vi phạm nêu trên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
Nghị quyết giải thể hợp tác xã của Đại hội thành viên bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 98 Luật Hợp tác xã 2023 quy định như sau:
Giải thể tự nguyện đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Đại hội thành viên thông qua nghị quyết giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Nghị quyết giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Lý do giải thể;
c) Thời hạn và thủ tục bàn giao tài sản chung không chia, quỹ chung không chia;
d) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ, phương án giải quyết nợ. Phương án giải quyết nợ phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán nợ; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ;
đ) Phương án xử lý nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động.
...
Như vậy, nghị quyết giải thể hợp tác xã của Đại hội thành viên bao gồm nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Lý do giải thể;
- Thời hạn và thủ tục bàn giao tài sản chung không chia, quỹ chung không chia;
- Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ, phương án giải quyết nợ. Phương án giải quyết nợ phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán nợ; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ;
- Phương án xử lý nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động.
Lưu ý: Hội đồng quản trị đối với tổ chức quản trị đầy đủ hoặc Giám đốc đối với tổ chức quản trị rút gọn trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo nghị quyết của Đại hội thành viên, trừ trường hợp Điều lệ quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?