Khi nào một tài sản được xem là tài sản vô hình? Tuổi đời kinh tế của tài sản vô hình là khoảng thời gian hữu hạn hay vô hạn?

Khi nào một tài sản được xem là tài sản vô hình? Tuổi đời kinh tế của tài sản vô hình là khoảng thời gian hữu hạn hay vô hạn? Không tính đến lợi ích thuế giảm trừ do khấu hao trong thẩm định giá tài sản vô hình đối với các trường hợp nào?

Khi nào một tài sản được xem là tài sản vô hình?

Căn cứ theo Điều 4 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá tài sản vô hình ban hành kèm theo Thông tư 37/2024/TT-BTC quy định như sau:

Phân loại tài sản vô hình
Tài sản vô hình bao gồm các loại sau:
1. Tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
2. Quyền mang lại lợi ích kinh tế đối với các bên được quy định cụ thể tại hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật ví dụ như quyền thương mại, quyền khai thác khoáng sản.
3. Các mối quan hệ phi hợp đồng mang lại lợi ích kinh tế cho các bên, các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp hoặc các chủ thể khác, ví dụ như danh sách khách hàng, cơ sở dữ liệu.
4. Các tài sản vô hình khác thỏa mãn điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 1 của chuẩn mực này.

Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 2 Điều 1 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá tài sản vô hình ban hành kèm theo Thông tư 37/2024/TT-BTC như sau:

Phạm vi điều chỉnh
...
2. Tài sản vô hình đề cập trong chuẩn mực này là tài sản vô hình xác định được và thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
a) Có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của tài sản vô hình;
b) Có khả năng tạo thu nhập từ tài sản vô hình;
c) Giá trị của tài sản vô hình có thể định lượng được bằng tiền.

Như vậy, một tài sản xem được là tài sản vô hình nếu đáp ứng các điều kiện sau:

- Có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của tài sản vô hình;

- Có khả năng tạo thu nhập từ tài sản vô hình;

- Giá trị của tài sản vô hình có thể định lượng được bằng tiền.

** Một số tài sản vô hình điển hình là:

(1) Tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

(2) Quyền mang lại lợi ích kinh tế đối với các bên được quy định cụ thể tại hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật ví dụ như quyền thương mại, quyền khai thác khoáng sản.

(3) Các mối quan hệ phi hợp đồng mang lại lợi ích kinh tế cho các bên, các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp hoặc các chủ thể khác, ví dụ như danh sách khách hàng, cơ sở dữ liệu.

Khi nào một tài sản được xem là tài sản vô hình?

Khi nào một tài sản được xem là tài sản vô hình? (hình từ internet)

Tuổi đời kinh tế của tài sản vô hình là khoảng thời gian hữu hạn hay vô hạn?

Căn cứ theo Điều 5 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá tài sản vô hình ban hành kèm theo Thông tư 37/2024/TT-BTC quy định như sau:

Ước tính tuổi đời kinh tế của tài sản vô hình
1. Tuổi đời kinh tế của tài sản vô hình chịu tác động của yếu tố pháp luật, kinh tế, công nghệ, chức năng, kinh tế như: quy mô và triển vọng của thị trường, sự phát triển của khoa học công nghệ, mức độ độc đáo, khác biệt của tài sản vô hình, sự cạnh tranh của các tài sản vô hình tương tự. Tuổi đời kinh tế có thể là một khoảng thời gian hữu hạn hoặc vô hạn.
...

Như vậy, tuổi đời kinh tế của tài sản vô hình là khoảng thời gian hữu hạn hoặc vô hạn.

Theo đó, khi ước tính tuổi đời kinh tế cần xem xét các yếu tố sau:

- Thời gian bảo hộ của pháp luật đối với tài sản vô hình là quyền sở hữu trí tuệ;

- Quy định tại các hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật gắn liền với tài sản vô hình cần thẩm định giá;

- Quyết định của tòa án hoặc của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến tài sản vô hình cần thẩm định giá;

Các yếu tố kinh tế như quy mô và triển vọng của thị trường sản phẩm, dịch vụ gắn với tài sản vô hình cần thẩm định giá;

- Sự phát triển của khoa học công nghệ, sự ra đời của các tài sản vô hình tương tự hoặc hiệu quả hơn, dẫn tới sự lỗi thời chức năng, lỗi thời kinh tế của tài sản vô hình cần thẩm định giá; các yếu tố khoa học kỹ thuật có liên quan khác;

- Các kết quả thống kê, phân tích (nếu có) liên quan đến tài sản vô hình cần thẩm định giá;

- Các yếu tố khác có liên quan đến việc ước tính tuổi đời kinh tế của tài sản vô hình cần thẩm định giá.

Không tính đến lợi ích thuế giảm trừ do khấu hao trong thẩm định giá tài sản vô hình đối với các trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 9 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá tài sản vô hình ban hành kèm theo Thông tư 37/2024/TT-BTC quy định như sau:

Áp dụng lợi ích thuế giảm trừ do khấu hao trong thẩm định giá tài sản vô hình theo cách tiếp cận từ thu nhập
1. Căn cứ vào việc sử dụng kết quả thẩm định giá dự kiến và phương pháp thẩm định giá được áp dụng, cần cân nhắc đưa giá trị lợi ích thuế giảm trừ do khấu hao vào giá trị của tài sản vô hình cần thẩm định giá khi áp dụng cách tiếp cận từ thu nhập.
2. Không tính đến lợi ích thuế giảm trừ do khấu hao trong các trường hợp sau:
a) Tài sản vô hình cần thẩm định giá không đáp ứng điều kiện để được ghi nhận là tài sản cố định vô hình theo quy định của pháp luật;
b) Tài sản vô hình cần thẩm định giá được sử dụng bởi một doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm và sau thời điểm thẩm định giá.
...

Như vậy, không tính đến lợi ích thuế giảm trừ do khấu hao trong thẩm định giá tài sản vô hình đối với các trường hợp:

- Tài sản vô hình cần thẩm định giá không đáp ứng điều kiện để được ghi nhận là tài sản cố định vô hình theo quy định của pháp luật;

- Tài sản vô hình cần thẩm định giá được sử dụng bởi một doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm và sau thời điểm thẩm định giá.

Tài sản vô hình Tải về quy định liên quan đến Tài sản vô hình:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cho thuê máy móc, thiết bị (không kèm người điều khiển); cho thuê đồ dùng cá nhân và gia đình; cho thuê tài sản vô hình phi tài chính có mã ngành bao nhiêu?
Pháp luật
04 Yếu tố ước tính phần giá trị giảm do hao mòn của tài sản vô hình là yếu tố nào? Tiền sử dụng tài sản vô hình bao gồm khoản tiền nào?
Pháp luật
Phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình gồm những nội dung nào từ ngày 01/7/2024? Thông tin cần có để áp dụng phương pháp ra sao?
Pháp luật
4 loại tài sản vô hình là những loại nào? Tuổi đời kinh tế của tài sản vô hình chịu tác động bởi yếu tố gì?
Pháp luật
Phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình, giá trị của tài sản vô hình được tính toán trên cơ sở gì?
Pháp luật
Tỷ lệ tiền sử dụng tài sản vô hình là thông tin cần có để áp dụng phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình?
Pháp luật
Khi nào một tài sản được xem là tài sản vô hình? Tuổi đời kinh tế của tài sản vô hình là khoảng thời gian hữu hạn hay vô hạn?
Pháp luật
Tiền sử dụng tài sản vô hình được trả cho ai? Giá trị của tài sản vô hình được tính toán trên cơ sở nào?
Pháp luật
Tài sản vô hình có thể tạo ra các dòng thu nhập thông qua đâu? Thẩm định giá tài sản vô hình có thể phân tích những nội dung gì?
Pháp luật
Tài sản vô hình là gì? Khi ước tính tuổi đời kinh tế của tài sản vô hình cần xem xét những yếu tố như thế nào?
Pháp luật
Tiền sử dụng tài sản vô hình là gì? Thông tin cần có để áp dụng phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài sản vô hình
Nguyễn Phạm Đài Trang Lưu bài viết
512 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài sản vô hình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tài sản vô hình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào