Khi nào người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật?
Khi nào người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật giám định tư pháp 2012 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 12 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020) quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp
1. Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu trưng cầu giám định, phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.
...
Theo quy định trên thì trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu giám định thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu trưng cầu giám định, phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản.
Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.
Như vậy, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định khi hết thời hạn thông báo của cơ quan, người có thẩm quyền hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định.
Khi nào người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật? (Hình từ internet)
Người yêu cầu giám định có quyền đề nghị Toà án triệu tập người giám định tư pháp tham gia phiên tòa không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật giám định tư pháp 2012 (được sửa đổi bởi điểm b khoản 12 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020) quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp
...
2. Người yêu cầu giám định có quyền:
a) Yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trả kết luận giám định đúng thời hạn đã thỏa thuận và theo nội dung đã yêu cầu;
b) Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định;
c) Đề nghị Toà án triệu tập người giám định tư pháp đã thực hiện giám định tham gia phiên tòa để giải thích, trình bày về kết luận giám định;
d) Yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định lại; yêu cầu giám định bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này.
3. Người yêu cầu giám định tư pháp có nghĩa vụ:
a) Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của người giám định tư pháp và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu do mình cung cấp;
b) Nộp tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi yêu cầu giám định; thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định.
4. Người yêu cầu giám định chỉ được thực hiện quyền tự yêu cầu giám định trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
Theo đó, một trong những quyền của người yếu cầu giám định tư pháp là được nghị Toà án triệu tập người giám định tư pháp đã thực hiện giám định tham gia phiên tòa để giải thích, trình bày về kết luận giám định.
Như vậy, người yêu cầu giám định có quyền đề nghị Toà án triệu tập người giám định tư pháp tham gia phiên tòa theo quy định của pháp luật.
Người yêu cầu giám định có thể bị giám định viên tư pháp từ chối giám định trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật giám định tư pháp 2012 (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020) quy định về quyền và nghĩa vụ của giám định viên tư pháp như sau:
Quyền và nghĩa vụ của giám định viên tư pháp
...
2. Từ chối giám định trong trường hợp nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định không phù hợp với phạm vi chuyên môn hoặc không có đủ năng lực, điều kiện cần thiết cho việc thực hiện giám định; đối tượng giám định, tài liệu liên quan được cung cấp không đầy đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định tư pháp sau khi đã đề nghị người trưng cầu, người yêu cầu giám định bổ sung, làm rõ nhưng không được đáp ứng; thời gian không đủ để thực hiện giám định; tính độc lập, khách quan của việc thực hiện giám định không được bảo đảm. Trường hợp từ chối giám định thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định, phải thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.
...
Theo quy định trên thì người yêu cầu giám định có thể bị giám định viên tư pháp từ chối giám định trong trường hợp như:
- Trường hợp nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định không phù hợp với phạm vi chuyên môn hoặc không có đủ năng lực, điều kiện cần thiết cho việc thực hiện giám định;
- Đối tượng giám định, tài liệu liên quan được cung cấp không đầy đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định tư pháp sau khi đã đề nghị người trưng cầu, người yêu cầu giám định bổ sung, làm rõ nhưng không được đáp ứng;
- Thời gian không đủ để thực hiện giám định;
- Tính độc lập, khách quan của việc thực hiện giám định không được bảo đảm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi đi vào đường cấm ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền, trừ mấy điểm giấy phép lái xe theo Nghị định 168?
- Mức tiền thưởng Huân chương Lao động hạng 3 cho các cầu thủ tuyển Việt Nam là bao nhiêu? Tiêu chuẩn xét tặng Huân chương?
- Kinh doanh hàng hóa nhập lậu là gì? Hàng hóa nhập khẩu không dán tem nhập khẩu là hàng hóa nhập lậu?
- Fair play là gì? Cầu thủ bóng đá trong đội tuyển bóng đá quốc gia có các nghĩa vụ gì trong thi đấu?
- Ngày 9 1 là lễ gì? Ngày 9 1 có ý nghĩa gì? 9 1 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 9 tháng 1 năm 2025 thứ mấy?