Khi nào nhận trợ cấp lần đầu khi được phân công công tác 5 năm tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn?
- Người nhận được quyết định đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là 5 năm thì có được hưởng trợ cấp lần đầu không?
- Khi nào nhận trợ cấp lần đầu khi được phân công công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là 5 năm?
- Người nhận được quyết định đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là 5 năm ngoài trợ cấp lần đầu thì còn được hưởng những phụ cấp nào?
Người nhận được quyết định đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là 5 năm thì có được hưởng trợ cấp lần đầu không?
Theo Điều 6 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định về trợ cấp lần đầu khi nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như sau:
Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này khi nhận công tác lần đầu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp như sau:
- Trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Trường hợp có gia đình cùng đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì ngoài trợ cấp lần đầu, còn được trợ cấp:
+ Tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên trong gia đình cùng đi tính theo giá vé, giá cước thực tế của phương tiện giao thông công cộng hoặc thanh toán theo mức khoán trên cơ sở số kilômét đi thực tế nhân với đơn giá phương tiện vận tải công cộng thông thường (tàu, thuyền, xe ô tô khách);
+ Trợ cấp 12 tháng lương cơ sở cho hộ gia đình.
- Các khoản trợ cấp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do cơ quan, tổ chức, đơn vị ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nơi tiếp nhận, bố trí công tác chi trả ngay khi đối tượng được hưởng nhận công tác và chỉ thực hiện một lần trong tổng thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Như vậy, bác sĩ được phân công làm việc tại trạm y tế của xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì sẽ được hưởng trợ cấp lần đầu theo quy định pháp luật.
Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
Khi nào nhận trợ cấp lần đầu khi được phân công công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là 5 năm?
Theo Mục 2 Công văn 1784/BNV-TL ban hành ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Bộ Nội vụ hướng dẫn như sau:
Cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang được cơ quan có thẩm quyền quyết định đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2011 (ngày Nghị định số 116/2010/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) được chi trả trợ cấp lần đầu và trợ cấp chuyển vùng ngay khi cán bộ, công chức, viên chức đến nhận công tác và được tính theo mức lương cơ sở do Chính phủ quy định tại thời điểm chi trả.
Theo đó, chi trả trợ cấp lần đầu được phân công công tác tại trạm y tế của xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn ngay khi đến nhận công tác.
Người nhận được quyết định đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là 5 năm ngoài trợ cấp lần đầu thì còn được hưởng những phụ cấp nào?
Theo Điều 1 Nghị định 76/2019/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, quy định như sau:
- Nghị định này quy định về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và cơ yếu) công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, gồm: Phụ cấp thu hút; phụ cấp công tác lâu năm; trợ cấp lần đầu; trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch; trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu; thanh toán tiền tàu xe; trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số đối với nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục.
- Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại khoản 1 Điều này, bao gồm:
+ Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1;
+ Các xã khu vực III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
+ Các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp,... (gọi chung là thôn) đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, người nhận được quyết định đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là 5 năm ngoài trợ cấp lần đầu thì còn có các chính sách như: phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm; trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch; trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu; thanh toán tiền tàu xe; trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số đối với nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?