Khi nào phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài? Phán quyết phải được ban hành chậm nhất trong bao nhiêu ngày?
- Khi nào phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài?
- Phán quyết trọng tài phải được ban hành chậm nhất trong bao nhiêu ngày từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng?
- Khi nhận được phán quyết của Hội đồng trọng tài, một bên được yêu cầu Hội đồng trọng tài sửa chữa những lỗi rõ ràng về chính tả trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Khi nào phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài?
Căn cứ Điều 60 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về nguyên tắc ra phán quyết trọng tài như sau:
Nguyên tắc ra phán quyết
1. Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số.
2. Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài.
Theo đó, Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số.
Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài.
Như vậy, phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài trong trường hợp biểu quyết không đạt được đa số.
Khi nào phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài? Phán quyết phải được ban hành chậm nhất trong bao nhiêu ngày? (Hình từ Internet)
Phán quyết trọng tài phải được ban hành chậm nhất trong bao nhiêu ngày từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng?
Căn cứ Điều 61 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định như sau:
Nội dung, hình thức và hiệu lực của phán quyết trọng tài
1. Phán quyết trọng tài phải được lập bằng văn bản và có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm và địa điểm ra phán quyết;
b) Tên, địa chỉ của nguyên đơn và bị đơn;
c) Họ, tên, địa chỉ của Trọng tài viên;
d) Tóm tắt đơn khởi kiện và các vấn đề tranh chấp;
đ) Căn cứ để ra phán quyết, trừ khi các bên có thoả thuận không cần nêu căn cứ trong phán quyết;
e) Kết quả giải quyết tranh chấp;
g) Thời hạn thi hành phán quyết;
h) Phân bổ chi phí trọng tài và các chi phí khác có liên quan;
i) Chữ ký của Trọng tài viên.
2. Khi có Trọng tài viên không ký tên vào phán quyết trọng tài, Chủ tịch Hội đồng trọng tài phải ghi việc này trong phán quyết trọng tài và nêu rõ lý do. Trong trường hợp này, phán quyết trọng tài vẫn có hiệu lực.
3. Phán quyết trọng tài được ban hành ngay tại phiên họp hoặc chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng.
4. Phán quyết trọng tài phải được gửi cho các bên ngay sau ngày ban hành. Các bên có quyền yêu cầu Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài vụ việc cấp bản sao phán quyết trọng tài.
5. Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Như vậy, theo quy định trên, phán quyết trọng tài được ban hành ngay tại phiên họp hoặc chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng.
Theo đó, phán quyết trọng tài phải được lập bằng văn bản và có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Ngày, tháng, năm và địa điểm ra phán quyết;
- Tên, địa chỉ của nguyên đơn và bị đơn;
- Họ, tên, địa chỉ của Trọng tài viên;
- Tóm tắt đơn khởi kiện và các vấn đề tranh chấp;
- Căn cứ để ra phán quyết, trừ khi các bên có thoả thuận không cần nêu căn cứ trong phán quyết;
- Kết quả giải quyết tranh chấp;
- Thời hạn thi hành phán quyết;
- Phân bổ chi phí trọng tài và các chi phí khác có liên quan;
- Chữ ký của Trọng tài viên.
Khi nhận được phán quyết của Hội đồng trọng tài, một bên được yêu cầu Hội đồng trọng tài sửa chữa những lỗi rõ ràng về chính tả trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Căn cứ Điều 63 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định như sau:
Sửa chữa và giải thích phán quyết; phán quyết bổ sung
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết, trừ khi các bên có thỏa thuận khác về thời hạn, một bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài sửa chữa những lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai trong phán quyết nhưng phải thông báo ngay cho bên kia biết. Trường hợp Hội đồng trọng tài thấy yêu cầu này là chính đáng thì phải sửa chữa trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác về thời hạn, một bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài giải thích về điểm cụ thể hoặc phần nội dung của phán quyết nhưng phải thông báo ngay cho bên kia. Nếu Hội đồng trọng tài thấy rằng yêu cầu này là chính đáng thì phải giải thích trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Nội dung giải thích này là một phần của phán quyết.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành phán quyết, Hội đồng trọng tài có thể chủ động sửa những lỗi quy định tại khoản 1 Điều này và thông báo ngay cho các bên.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, khi nhận được phán quyết của Hội đồng trọng tài, bên được yêu cầu Hội đồng trọng tài sửa chữa những lỗi rõ ràng về chính tả trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết, trừ khi các bên có thỏa thuận khác về thời hạn.
Lưu ý:
- Khi yêu cầu Hội đồng trọng tài sửa chữa những lỗi rõ ràng về chính tả thì phải thông báo ngay cho bên kia biết.
- Trường hợp Hội đồng trọng tài thấy yêu cầu này là chính đáng thì phải sửa chữa trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?