Khi nào thì các tổ chức khai thuế lập hóa đơn giá trị gia tăng? Áp dụng mức thuế giá trị gia tăng 8% đối với hóa đơn lập vào thời điểm nào?
Khi nào thì các tổ chức khai thuế lập hóa đơn giá trị gia tăng?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:
- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
- Hoạt động vận tải quốc tế;
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
>>> Xem thêm: Tổng hợp mẫu hóa đơn giá trị gia tăng TẢI
Áp dụng mức thuế giá trị gia tăng 8% đối với hóa đơn lập vào thời điểm nào? (Hình từ Internet)
Áp dụng mức thuế giá trị gia tăng 8% đối với hóa đơn lập vào thời điểm nào?
Theo Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ có quy định:
Thời điểm lập hóa đơn
1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).
.....
Bên cạnh đó tại Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP và Điều 3 Nghị định 15/2022/NĐ-CP có quy định:
Điều 1. Giảm thuế giá trị gia tăng
1. Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:
...
2. Mức giảm thuế giá trị gia tăng
a) Cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
...
3. Trình tự, thủ tục thực hiện
a) Đối với cơ sở kinh doanh quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, khi lập hóa đơn giá trị gia tăng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, tại dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi “8%”; tiền thuế giá trị gia tăng; tổng số tiền người mua phải thanh toán. Căn cứ hóa đơn giá trị gia tăng, cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ kê khai thuế giá trị gia tăng đầu ra, cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo số thuế đã giảm ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.
...
Điều 3. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2022.
Điều 1 Nghị định này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.
Điều 2 Nghị định này áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022.
Như vậy, thời điểm xuất hóa đơn khi nào thì áp dụng thuế suất tương ứng tại thời điểm đó.
Hay nói cách khác, trường hợp công ty cung cấp hàng hóa, dịch vụ nếu đủ điều kiện được giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP, có thời điểm chuyển giao quyền sở hữu/quyền sử dụng đối với hàng hóa hoặc thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ kể từ ngày 1/2/2023 thì công ty lập hóa đơn áp dụng mức thuế suất 10% theo quy định.
Do đó, hợp đồng kinh tế được ký kết vào năm 2022, nhưng đến năm 2023 mới chuyển giao quyền sở hữu/quyền sử dụng đối với hàng hóa hoặc thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ thì thời điểm xuất hóa đơn được xác định theo năm 2023, nên khi đó hóa đơn phải được thể hiện thuế suất là 10%.
Bảo quản lưu trữ hóa đơn giá trị gia tăng thế nào mới phù hợp?
Tại Điều 6 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định chung về việc bảo quản, lưu trữ hóa đơn như sau:
Bảo quản, lưu trữ hóa đơn, chứng từ
1. Hóa đơn, chứng từ được bảo quản, lưu trữ đảm bảo:
a) Tính an toàn, bảo mật, toàn vẹn, đầy đủ, không bị thay đổi, sai lệch trong suốt thời gian lưu trữ;
b) Lưu trữ đúng và đủ thời hạn theo quy định của pháp luật kế toán.
2. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử được bảo quản, lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn và áp dụng hình thức bảo quản, lưu trữ hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phù hợp với đặc thù hoạt động và khả năng ứng dụng công nghệ. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phải sẵn sàng in được ra giấy hoặc tra cứu được khi có yêu cầu.
3. Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, chứng từ đặt in, tự in phải bảo quản, lưu trữ đúng với yêu cầu sau:
a) Hóa đơn, chứng từ chưa lập được lưu trữ, bảo quản trong kho theo chế độ lưu trữ bảo quản chứng từ có giá.
b) Hóa đơn, chứng từ đã lập trong các đơn vị kế toán được lưu trữ theo quy định lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
c) Hóa đơn, chứng từ đã lập trong các tổ chức, hộ, cá nhân không phải là đơn vị kế toán được lưu trữ và bảo quản như tài sản riêng của tổ chức, hộ, cá nhân đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?