Khi nào thì cần điều trị trạng thái động kinh? Điều trị trạng thái động kinh có để lại tai biến không?

Cho tôi hỏi hiện nay quy định có nói khi nào thì cần điều trị trạng thái động kinh hay không vậy? Bên cạnh đó nếu con tôi điều trị trạng thái động kinh có để lại tai biến không? Xin cảm ơn! Câu hỏi của P.H (Hà Nội).

Khi nào thì cần điều trị trạng thái động kinh?

Điều trị trạng thái động kinh là một trong 39 Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh ban hành kèm theo Quyết định 3154/QĐ-BYT năm 2014.

Căn cứ theo Mục I Mục II và Mục III Điều trị trạng thái động kinh Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiết niệu ban hành kèm theo Quyết định 3154/QĐ-BYT năm 2014.

Theo đó pháp luật quy định rằng trạng thái động kinh là một tình trạng cấp cứu trong thần kinh, nó phản ánh mức độ nặng nhất của động kinh vì có nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh, do vậy cần được xử trí kịp thời nhằm:

+) Cắt cơn động kinh bằng mọi cách

+) Chống các rối loạn thần kinh thực vật

+) Về mặt lý thuyết triệu chứng các trạng thái động kinh cũng phong phú như cơn động kinh.

- Trạng thái động kinh là hiện tượng lặp lại các cơn động kinh trong khoảng thời gian ngắn (cơn này chưa kết thúc, cơn khác lại bắt đầu) hoặc cơn động kinh tồn tại kéo dài (từ 10 - 30 phút) hay ít nhất có hai cơn động kinh trở lên kèm theo rối loạn ý thức hoặc có dấu hiệu thần kinh khu trú giữa các cơn.

Tuy nhiên cần phải chú ý có những trường hợp sẽ được điều trị trạng thái động kinh cũng có một trường hợp không được điều trị trạng thái động kinh.

Chỉ định:

- Với tất cả các trạng thái động kinh có co giật

- Còn các trạng thái động kinh cơn cục bộ thì tùy thuộc vào tình trạng cụ thể

Chống chỉ định:

Cơn động kinh đơn độc

Như vậy, đối với những người được bác sĩ chỉ định thì có thể điều trị trạng thái động kinh.

Khi nào thì cần điều trị trạng thái động kinh? Điều trị trạng thái động kinh có để lại tai biến không?

Khi nào thì cần điều trị trạng thái động kinh? Điều trị trạng thái động kinh có để lại tai biến không? (Hình từ Internet)

Các bước điều trị trạng thái động kinh sẽ thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Mục IV và Mục V Điều trị trạng thái động kinh Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiết niệu ban hành kèm theo Quyết định 3154/QĐ-BYT năm 2014 thì các bước điều trị trạng thái động kinh sẽ thực hiện qua 2 giai đoạn sau:

Giai đoạn: CHUẨN BỊ

Người thực hiện: Hai bác sĩ và hai điều dưỡng.

Phương tiện, dụng cụ, thuốc

Phương tiện, dụng cụ

Ngoài các dụng cụ thông thường như ống nghe huyết áp thì:

- Đèn soi thanh quản lưỡi cong hoặc đèn soi thanh quản lưỡi thẳng: 01 bộ

- Ống nội khí quản các cỡ: mỗi loại 02 chiếc

- Nòng nội khí quản: 02 chiếc

- Kẹp: 01 chiếc

- Canun Mayo: 01 chiếc

- Máy thở: 01 chiếc

- Bộ hút đờm dãi với ống hút cứng: 01 bộ

- Bộ thông khí bằng tay: 01 bộ

- Bóp bóng + Mask: 01 bộ

- Gel bôi trơn tan trong nước: 01 tuýp

- Nguồn Oxy

- Găng tay vô trùng: 05 đôi

- Mũ phẫu thuật: 04 chiếc

- Băng cố định

- Bơm tiêm 5ml: 05 cái

Thuốc

Midazolam, Fentanyl, Adrenalin, Atropin, Diazepam, Thuốc xịt gây tê

Người bệnh

- Thông báo, giải thích cho người nhà người bệnh biết về tình trạng của người bệnh và hướng xử trí.

- Đặt người bệnh ở tư thế an toàn, thuận tiện.

Hồ sơ bệnh án

- Họ tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp

- Chẩn đoán bệnh

- Tiểu sử liên quan đến bệnh

Giai đoạn: CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Kiểm tra hồ sơ

Đối chiếu hồ sơ người bệnh xem lại quá trình điều trị trước đó.

- Kiểm tra người bệnh

Xem lại các thông số về hô hấp, tuần hoàn, tình trạng cơn động kinh

- Thực hiện kỹ thuật

Các bước và thứ tự ưu tiên các thuốc kiểm soát trạng thái động kinh:

Bước 1: Bước đầu tiên (0-10/30 phút), dùng một trong các thuốc sau theo thứ tự ưu tiên:

- Lorazepam 4mg ở người lớn hoặc 0.1mg/kg ở trẻ em tiêm tĩnh mạch chậm liều bolus ko quá 2mg/phút Hoặc

- Diazepam 10 - 20mg ở người lớn hoặc 0,25 - 0.5mg/kg ở trẻ em nhưng ko quá 5mg/ph Hoặc

- Midazolam 0.1 - 0.25mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm nhưng ko quá 0.15mg/kg/ph hoặc 4mg/ph Hoặc

- Clonazepam 1-2mg ở người lớn, hoặc 0.01 - 0.03mg/kg ở trẻ em nhưng ko quá 1mg/ph.

Nếu sau 10 phút dùng các thuốc kháng động kinh liều đầu tiên, cơn giật vẫn tiếp tục thì có thể nhắc lại lần 2

- Paraldehyde 0.4ml/kg đặt hậu môn có thể sử dụng ở trẻ nhỏ nếu benzodiazepine thất bại hoặc việc tiêm tĩnh mạch không được kiểm soát tốt, hoặc bệnh nhân có những rối loạn hô hấp.

Nếu cơn giật vẫn tiếp tục sau 30 phút thì chuyển bước 2

Bước 2: Bước kiểm soát trạng thái động kinh (10/30 - 60/0 phút)

- Fosphenytoin: Truyền tĩnh mạch 15 - 20mg/kg với tốc độ tối đa là 150mg/phút Hoặc

- Phenytoin: Bolus tĩnh mạch 1g ở người lớn hoặc 15 - 20mg/kg ở trẻ nhỏ với tốc độ tối đa là 50mg/phút (1mg/kg/phút) Hoặc

- Phenobarbital: Truyền tĩnh mạch 10 - 20mg/kg ở người lớn hoặc 15 - 20mg/kg ở trẻ em với tốc độ tối đa 100mg/phút.

- Valproate: Truyền tĩnh mạch 25mg/kg (3-6mg/kg/phút)

Nếu bệnh nhân tiếp tục co giật sau 30 - 90 phút thì chuyển sang bước 3

Bước 3: Bước của trạng thái động kinh kh trị (trên 60 - 0 phút)

- Profol: Bolus tĩnh mạch 2mg/kg, nhắc lại nếu cần thiết, và sau đó tiếp tục duy trì truyền tĩnh mạch với liều 5 - 10mg/kg/giờ là chủ yếu, giảm liều tới liều vừa đủ có khả năng tạo được sự xuất hiện đột ngột của burst suppression pattern (1 dạng sóng trong đó có các hoạt động điện thế cao và bị gián đoạn bởi các hoạt động điện thế thấp. Xuất hiện thành từng đợt) trên điện não đồ. Thường là 1-3 mg/kg/phút).

- Midazolam: Bolus tĩnh mạch 0,1 - 0,3mg/kg với tốc độ không quá 4mg/phút là chủ yếu. Sau đó duy trì truyền tĩnh mạch ở liều đủ để tạo nên sự xuất hiện của “burst suppression”. Thường là 0,05mg - 0,4mg/kg/giờ.

Khi cơn giật được kiểm soát trong 12 giờ, liều dùng thuốc nên giảm đi từ khoảng 12 giờ 1 lần. Nếu co giật xuất hiện trở lại, thuốc truyền tĩnh mạch nên được dùng lại trong 12 giờ tiếp theo và sau đó cai thuốc lần nữa. Vòng xoắn này có thể lặp lại mỗi 24 giờ cho đến khi cơn giật được kiểm soát hoàn toàn. Khẳng định chắc chắn rằng co giật đã chấm dứt bằng điện não đồ và lâm sàng bởi vì nếu có phân ly điện não đồ - Lâm sàng thì đó là 1 tiên lượng xấu của trạng thái động kinh.

Điều trị trạng thái động kinh có để lại tai biến không?

Căn cứ theo Mục VII Điều trị trạng thái động kinh Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiết niệu ban hành kèm theo Quyết định 3154/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
1. Suy hô hấp
Xử trí: bóp bóng hỗ trợ, đặt nội khí quản, thở máy nếu có chỉ định
2. Ngừng tuần hoàn
Xử trí: cấp cứu ngừng tuần hoàn, ép tim ngoài lồng ngực, Adrenalin tiêm tĩnh mạch.
3. Tụt huyết áp
Xử trí: truyền dịch, Adrenalin,…

Như vậy, việc điều trị trạng thái động kinh vẫn sẽ có tỷ lệ để lại tai biến cho người điều trị, vì vậy cần phải chú ý và thực hiện xử lý ngay khi phát hiện tai biến.

Điều trị trạng thái động kinh
Khám chữa bệnh TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN KHÁM CHỮA BỆNH
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tải về Danh mục kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh theo Thông tư 23 mới nhất? Tải về file word?
Pháp luật
Chăm sóc người bệnh cấp 1 được quy định như thế nào? Phân cấp chăm sóc người bệnh dựa trên cơ sở gì?
Pháp luật
Cơ sở khám bệnh chữa bệnh cần phải đáp ứng các điều kiện chung như thế nào để được cấp Giấy phép hoạt động?
Pháp luật
Cách xác định giá dịch vụ khám chữa bệnh theo phương pháp chi phí áp dụng từ ngày 17 10 2024?
Pháp luật
Phương pháp định giá dịch vụ khám chữa bệnh từ 17 10 2024 theo Thông tư 21 2024 TT-BYT như thế nào?
Pháp luật
Đã có Thông tư 21 2024 TT-BYT quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh đúng không?
Pháp luật
Mẫu giấy cam kết chấp thuận phẫu thuật, thủ thuật và gây mê hồi sức 01/BV2 theo Thông tư 32/2023/TT-BYT?
Pháp luật
Người nhà bệnh nhân chửi bới, đánh đập bác sĩ và nhân viên y tế thì có có vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh có tính thời gian cơ sở khám chữa bệnh trong quân đội tạm ngừng kinh doanh không?
Pháp luật
Chủ đề Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 là gì? Ngày An toàn người bệnh Thế giới 2024 ngày nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điều trị trạng thái động kinh
565 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Điều trị trạng thái động kinh Khám chữa bệnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Điều trị trạng thái động kinh Xem toàn bộ văn bản về Khám chữa bệnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào