Khi nào thì phương án phân chia hoa lợi, lợi tức của tổ hợp tác được thông qua trong cuộc họp thành viên tổ hợp tác?
- Phương án phân chia hoa lợi, lợi tức của tổ hợp tác được quyết định trong cuộc họp thành viên tổ hợp tác đúng không?
- Khi nào thì phương án phân chia hoa lợi, lợi tức của tổ hợp tác được thông qua trong cuộc họp thành viên tổ hợp tác?
- Việc lập phương án phân chia hoa lợi, lợi tức của tổ hợp tác được thực hiện như thế nào?
Phương án phân chia hoa lợi, lợi tức của tổ hợp tác được quyết định trong cuộc họp thành viên tổ hợp tác đúng không?
Phương án phân chia hoa lợi, lợi tức của tổ hợp tác (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 20 Nghị định 77/2019/NĐ-CP quy định về các vấn đề được quyết định trong cuộc họp thành viên tổ hợp tác như sau:
Cuộc họp thành viên tổ hợp tác
1. Tổ hợp tác tự quyết định số lần họp tổ hợp tác nhưng ít nhất phải tiến hành cuộc họp thành viên một năm một lần.
Cuộc họp thành viên tổ hợp tác có thể quyết định các vấn đề sau đây:
a) Thông qua kết quả hoạt động của tổ hợp tác;
b) Phương án phân phối hoa lợi, lợi tức, xử lý lỗ và các vấn đề tài chính của tổ hợp tác;
c) Phương án hoạt động trong thời gian tới;
d) Xử lý tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác;
đ) Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm tổ trưởng, ban điều hành, nếu cần thiết;
e) Chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 11 của Nghị định này;
g) Sửa đổi, bổ sung hợp đồng hợp tác;
h) Mức thù lao, tiền thưởng của tổ trưởng, thành viên ban điều hành (nếu có);
i) Nội dung khác do tổ trưởng, ban điều hành hoặc hơn ba mươi ba phần trăm (33%) tổng số thành viên tổ hợp tác đề nghị;
k) Trường hợp khác theo quy định tại hợp đồng hợp tác.
Theo đó, quyết định phương án phân chia hoa lợi, lợi tức là một trong các vấn đề được quyết định bởi cuộc họp thành viên tổ hợp tác.
Khi nào thì phương án phân chia hoa lợi, lợi tức của tổ hợp tác được thông qua trong cuộc họp thành viên tổ hợp tác?
Căn cứ khoản 2 Điều 20 Nghị định 77/2019/NĐ-CP quy định về trình tự triệu tập cuộc họp thành viên tổ hợp tác như sau:
Cuộc họp thành viên tổ hợp tác
...
2. Trình tự triệu tập cuộc họp thành viên tổ hợp tác
Trong trường hợp hợp đồng hợp tác không quy định cụ thể, trình tự triệu tập cuộc họp thành viên tổ hợp tác được thực hiện như sau:
a) Tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) thay mặt tổ hợp tác triệu tập cuộc họp thành viên. Trong trường hợp cần thiết, đại diện của hơn ba mươi ba phần trăm (33%) tổng số thành viên tổ hợp tác có thể yêu cầu tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) triệu tập cuộc họp thành viên, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan quy định khác;
b) Cuộc họp thành viên tổ hợp tác được tiến hành khi có hơn bảy mươi lăm phần trăm (75%) tổng số thành viên tổ hợp tác tham dự, trường hợp không đủ số thành viên tham dự thì phải hoãn họp tổ hợp tác và triệu tập họp tổ hợp tác lần thứ hai trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ ngày dự định họp tổ hợp tác lần thứ nhất. Cuộc họp tổ hợp tác lần thứ hai phải có sự tham gia của tối thiểu hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tổ hợp tác;
Theo đó, cuộc họp thành viên tổ hợp tác được tiến hành khi có hơn bảy mươi lăm phần trăm (75%) tổng số thành viên tổ hợp tác tham dự.
Trường hợp không đủ số thành viên tham dự thì phải hoãn họp tổ hợp tác và triệu tập họp tổ hợp tác lần thứ hai trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ ngày dự định họp tổ hợp tác lần thứ nhất.
Cuộc họp tổ hợp tác lần thứ hai phải có sự tham gia của tối thiểu hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tổ hợp tác.
Tại Điều 21 Nghị định 77/2019/NĐ-CP quy định về biểu quyết trong tổ hợp tác như sau:
Biểu quyết trong tổ hợp tác
1. Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng hợp tác phải được sự tán thành của một trăm phần trăm (100%) thành viên tổ hợp tác và thể hiện bằng văn bản, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác có quy định khác.
2. Việc định đoạt tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất chính khác; tài sản có giá trị lớn hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số giá trị tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác phải được sự tán thành của một trăm phần trăm (100%) thành viên tổ hợp tác và thể hiện bằng văn bản, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác có quy định khác.
3. Các nội dung khác không thuộc quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được thông qua khi có ít nhất hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tổ hợp tác tán thành, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác quy định khác.
Như vậy, trong trường hợp hợp đồng hợp tác không có quy định và lợi nhuận không lớn hơn giá trị lớn hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số giá trị tài sản chung, việc quyết định phương án phân chia hoa lợi, lợi tức của tổ hợp tác được thông qua khi có ít nhất hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tổ hợp tác tán thành.
Việc lập phương án phân chia hoa lợi, lợi tức của tổ hợp tác được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 23 Nghị định 77/2019/NĐ-CP, căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác, tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) lập phương án phân chia hoa lợi, lợi tức, xử lý lỗ của tổ hợp tác và báo cáo thành viên tại cuộc họp toàn thể thành viên.
Việc phân chia hoa lợi, lợi tức và các phương án tài chính khác của tổ hợp tác được tiến hành sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước (nếu có), nghĩa vụ với người lao động (nếu có).
Hợp đồng hợp tác quy định cụ thể việc xử lý trong trường hợp tổ hợp tác bị lỗ hoặc gặp rủi ro khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?