Khi nào việc tương trợ tư pháp dân sự được áp dụng pháp luật nước ngoài? Điều kiện áp dụng được quy định thế nào?
Khi nào việc tương trợ tư pháp dân sự được áp dụng pháp luật nước ngoài?
Tại Điều 3 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định như sau:
"Điều 3. Áp dụng pháp luật
1. Tương trợ tư pháp được thực hiện theo quy định của Luật này; trường hợp Luật này không quy định thì áp dụng quy định của pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật tố tụng hình sự và các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.
2. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài chỉ được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên."
Theo đó trong tương trợ tư pháp dân sự thì áp dụng pháp luật nước ngoài chỉ thực hiện khi có nội dung quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Khi nào việc tương trợ tư pháp dân sự được áp dụng pháp luật nước ngoài? Điều kiện áp dụng được quy định thế nào?
Điều kiện để áp dụng pháp luật nước ngoài trong tương trợ tư pháp dân sự là gì?
Nếu thuộc trường hợp được áp dụng pháp luật nước ngoài do có quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, thì phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC, cụ thể như sau:
"Điều 4. Áp dụng pháp luật nước ngoài trong tương trợ tư pháp về dân sự
1. Pháp luật nước ngoài được áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật Tương trợ tư pháp khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và nước ngoài quy định về vấn đề này;
b) Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài đề nghị áp dụng pháp luật của nước đó;
c) Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
2. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Ngoại giao xem xét, quyết định việc áp dụng pháp luật nước ngoài. Trong trường hợp không đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này hoặc việc áp dụng pháp luật nước ngoài không thực hiện được, Bộ Tư pháp trả lời bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài hoặc thông báo để Bộ Ngoại giao trả lời đối với các yêu cầu áp dụng pháp luật nước ngoài được gửi qua kênh ngoại giao."
Như vậy muốn được áp dụng pháp luật nước ngoài trong tương trợ tư pháp dân sự thì cần phải đáp ứng được 3 điều kiện nêu trên.
Hồ sơ ủy thác tư pháp trong tương trợ tư pháp về dân sự có những giấy tờ, tài liệu gì?
Tại Điều 6 Luật Tương trợ tư pháp 2007 thì uỷ thác tư pháp là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Và tương trợ tư pháp được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thông qua ủy thác tư pháp.
Theo đó tại Điều 11 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định về hồ sơ ủy thác gồm có:
- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tương trợ tư pháp về dân sự;
- Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự, gồm các nội dung:
+ Ngày, tháng, năm và địa điểm lập văn bản;
+ Tên, địa chỉ cơ quan ủy thác tư pháp;
+ Tên, địa chỉ cơ quan được ủy thác tư pháp;
+ Họ, tên, địa chỉ nơi thường trú hoặc nơi làm việc của cá nhân; tên đầy đủ, địa chỉ hoặc văn phòng chính của cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến ủy thác tư pháp;
+ Nội dung công việc được ủy thác tư pháp về dân sự phải nêu rõ mục đích ủy thác, công việc và các tình tiết liên quan, trích dẫn điều luật có thể áp dụng, các biện pháp để thực hiện ủy thác và thời hạn thực hiện ủy thác.
- Giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước được ủy thác.
Về ngôn ngữ được sử dụng để lập hồ sơ thực hiện theo Điều 5 Luật Tương trợ tư pháp 2007 như sau:
"Điều 5. Ngôn ngữ trong tương trợ tư pháp
1. Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài đã có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì ngôn ngữ trong tương trợ tư pháp là ngôn ngữ được quy định trong điều ước quốc tế đó.
2. Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì hồ sơ phải kèm theo bản dịch ra ngôn ngữ của nước được yêu cầu tương trợ tư pháp hoặc dịch ra một ngôn ngữ khác mà nước được yêu cầu chấp nhận.
3. Cơ quan lập hồ sơ yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp phải dịch hồ sơ ra ngôn ngữ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?