Khi người khuyết tật là trẻ em bày tỏ ý kiến về các vấn đề ảnh hưởng tới mình thì các ý kiến này phải được cân nhắc những vấn đề gì?
- Khi người khuyết tật là trẻ em bày tỏ ý kiến về các vấn đề ảnh hưởng tới mình thì các ý kiến này phải được cân nhắc những vấn đề gì?
- Các quốc gia cần xây dựng các chiến dịch nâng cao nhận thức có hiệu quả cho công chúng về người khuyết tật nhằm mục đích gì?
- Việc áp dụng các biện pháp liên quan đến hạn chế năng lực pháp lý của người khuyết tật của các quốc gia cần thực hiện như thế nào?
Khi người khuyết tật là trẻ em bày tỏ ý kiến về các vấn đề ảnh hưởng tới mình thì các ý kiến này phải được cân nhắc những vấn đề gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:
Trẻ em khuyết tật
1. Các quốc gia thành viên tiến hành mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm cho trẻ em khuyết tật được hưởng trọn vẹn các quyền và tự do cơ bản của con người trên cơ sở bình đẳng với các trẻ em khác.
2. Trong mọi hành động liên quan tới trẻ em khuyết tật, lợi ích tốt nhất của trẻ phải được đặt lên hàng đầu.
3. Các quốc gia thành viên bảo đảm rằng trẻ em khuyết tật có quyền bày tỏ ý kiến một cách tự do về mọi vấn đề ảnh hưởng tới các em, ý kiến của trẻ em phải được cân nhắc thích đáng phù hợp với độ tuổi và sự trưởng thành của các em, trên cơ sở bình đẳng với các trẻ em khác, bảo đảm cung cấp cho các em sự trợ giúp phù hợp với lứa tuổi và với tình trạng khuyết tật để các em thực hiện quyền đó.
Như vậy, trẻ em khuyết tật có quyền bày tỏ ý kiến một cách tự do về mọi vấn đề ảnh hưởng tới các em, ý kiến của trẻ em phải được cân nhắc thích đáng phù hợp với độ tuổi và sự trưởng thành của các em, trên cơ sở bình đẳng với các trẻ em khác, bảo đảm cung cấp cho các em sự trợ giúp phù hợp với lứa tuổi và với tình trạng khuyết tật để các em thực hiện quyền đó.
Tham khảo thêm về mẫu giấy xác nhận khuyết tật mới nhất năm 2023. Tải về
Người khuyết tật (Hình từ Internet)
Các quốc gia cần xây dựng các chiến dịch nâng cao nhận thức có hiệu quả cho công chúng về người khuyết tật nhằm mục đích gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:
Nâng cao nhận thức
...
2. Các biện pháp để đạt được mục đích này bao gồm:
a. Khởi xướng và duy trì các chiến dịch nâng cao nhận thức có hiệu quả cho công chúng, xây dựng các chiến dịch này để:
i. Nuôi dưỡng hiểu biết về quyền của người khuyết tật;
ii. Khuyến khích hiểu biết và nhận thức tích cực về người khuyết tật;
iii. Thúc đẩy công nhận kỹ năng, phẩm chất và sự khéo léo của người khuyết tật, và công nhận sự đóng góp của họ đối với nơi làm việc và thị trường lao động;
b. Khuyến khích thái độ tôn trọng quyền của người khuyết tật ở mọi cấp độ của hệ thống giáo dục, kể cả đối với trẻ em nhỏ tuổi;
c. Khuyến khích các cơ quan truyền thông đưa tin về người khuyết tật theo cách thức phù hợp với mục đích của Công ước này;
d. Tăng cường các chương trình đào tạo nhận thức về người khuyết tật và các quyền của người khuyết tật.
Như vậy, các quốc gia cần xây dựng các chiến dịch nâng cao nhận thức có hiệu quả cho công chúng về người khuyết tật nhằm mục đích:
- Nuôi dưỡng hiểu biết về quyền của người khuyết tật;
- Khuyến khích hiểu biết và nhận thức tích cực về người khuyết tật;
- Thúc đẩy công nhận kỹ năng, phẩm chất và sự khéo léo của người khuyết tật, và công nhận sự đóng góp của họ đối với nơi làm việc và thị trường lao động.
Việc áp dụng các biện pháp liên quan đến hạn chế năng lực pháp lý của người khuyết tật của các quốc gia cần thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 12 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:
Được công nhận bình đẳng trước pháp luật
...
4. Phù hợp với luật quốc tế về quyền con người, các quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng các biện pháp liên quan đến hạn chế năng lực pháp lý dự liệu những giới hạn thích hợp và hiệu quả để phòng ngừa lạm dụng. Những giới hạn này phải bảo đảm rằng các biện pháp liên quan đến hạn chế năng lực pháp lý tôn trọng quyền, ý muốn và sự lựa chọn của người liên quan, không bị ảnh hưởng bởi xung đột lợi ích và ảnh hưởng không chính đáng, tương xứng và phù hợp với hoàn cảnh của người liên quan, chỉ áp dụng trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể và thường xuyên được một cơ quan tư pháp hoặc cơ quan có thẩm quyền, độc lập và công bằng xem xét lại. Những giới hạn này phải tương xứng với mức độ mà biện pháp hạn chế năng lực pháp lý ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của người liên quan.
...
Như vậy, việc áp dụng các biện pháp liên quan đến hạn chế năng lực pháp lý của người khuyết tật của các quốc gia cần thực hiện phù hợp với luật quốc tế về quyền con người.
Những giới hạn này phải bảo đảm rằng các biện pháp liên quan đến hạn chế năng lực pháp lý tôn trọng quyền, ý muốn và sự lựa chọn của người liên quan, không bị ảnh hưởng bởi xung đột lợi ích và ảnh hưởng không chính đáng, tương xứng và phù hợp với hoàn cảnh của người liên quan, chỉ áp dụng trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể và thường xuyên được một cơ quan tư pháp hoặc cơ quan có thẩm quyền, độc lập và công bằng xem xét lại.
Những giới hạn này phải tương xứng với mức độ mà biện pháp hạn chế năng lực pháp lý ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của người liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty thông tin tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý có phải tổ chức lại công ty thông tin tín dụng không?
- Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được thu thập từ những nguồn nào?
- Được từ chối kết quả trúng đấu giá không? Nếu được từ chối kết quả trúng đấu giá thì ai là người trúng đấu giá?
- Lĩnh vực tài chính ngân hàng và bảo hiểm có là lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã hay không theo quy định?
- Kho ngoại quan là kho, bãi lưu trữ hàng hóa chờ xuất khẩu hay chờ nhập khẩu theo quy định pháp luật?