Khi người tham gia tố tụng có yêu cầu, đề nghị về những vấn đề liên quan đến vụ án hình sự thì ai có thẩm quyền giải quyết?
- Khi người tham gia tố tụng có yêu cầu, đề nghị về những vấn đề liên quan đến vụ án hình sự thì ai có thẩm quyền giải quyết?
- Người tham gia tố tụng có được quyền khiếu nại khi không đồng ý với kết quả giải quyết yêu cầu, đề nghị của Cơ quan điều tra không?
- Thời hiệu khiếu nại khi người tham gia tố tụng không đồng ý với kết quả giải quyết yêu cầu, đề nghị của Cơ quan điều tra là bao lâu?
Khi người tham gia tố tụng có yêu cầu, đề nghị về những vấn đề liên quan đến vụ án hình sự thì ai có thẩm quyền giải quyết?
Căn cứ khoản 1 Điều 175 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về giải quyết yêu cầu, đề nghị của người tham gia tố tụng như sau:
Giải quyết yêu cầu, đề nghị của người tham gia tố tụng
1. Khi người tham gia tố tụng có yêu cầu, đề nghị về những vấn đề liên quan đến vụ án thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát trong phạm vi trách nhiệm của mình giải quyết yêu cầu, đề nghị đó và báo cho họ biết kết quả. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu, đề nghị thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc Viện kiểm sát phải trả lời và nêu rõ lý do.
2. Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc Viện kiểm sát thì người tham gia tố tụng có quyền khiếu nại. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Chương XXXIII của Bộ luật này.
Như vậy, theo quy định, khi người tham gia tố tụng có yêu cầu, đề nghị về những vấn đề liên quan đến vụ án hình sự thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát trong phạm vi trách nhiệm của mình giải quyết yêu cầu, đề nghị đó và báo cho họ biết kết quả.
Trường hợp không chấp nhận yêu cầu, đề nghị thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc Viện kiểm sát phải trả lời và nêu rõ lý do.
Khi người tham gia tố tụng có yêu cầu, đề nghị về những vấn đề liên quan đến vụ án hình sự thì ai có thẩm quyền giải quyết? (Hình từ Internet)
Người tham gia tố tụng có được quyền khiếu nại khi không đồng ý với kết quả giải quyết yêu cầu, đề nghị của Cơ quan điều tra không?
Căn cứ khoản 2 Điều 175 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về giải quyết yêu cầu, đề nghị của người tham gia tố tụng như sau:
Giải quyết yêu cầu, đề nghị của người tham gia tố tụng
1. Khi người tham gia tố tụng có yêu cầu, đề nghị về những vấn đề liên quan đến vụ án thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát trong phạm vi trách nhiệm của mình giải quyết yêu cầu, đề nghị đó và báo cho họ biết kết quả. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu, đề nghị thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc Viện kiểm sát phải trả lời và nêu rõ lý do.
2. Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc Viện kiểm sát thì người tham gia tố tụng có quyền khiếu nại. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Chương XXXIII của Bộ luật này.
Như vậy, theo quy định, trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết yêu cầu, đề nghị của Cơ quan điều tra thì người tham gia tố tụng có quyền khiếu nại kết quả đó.
Thời hiệu khiếu nại khi người tham gia tố tụng không đồng ý với kết quả giải quyết yêu cầu, đề nghị của Cơ quan điều tra là bao lâu?
Căn cứ khoản 2 Điều 175 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về giải quyết yêu cầu, đề nghị của người tham gia tố tụng như sau:
Giải quyết yêu cầu, đề nghị của người tham gia tố tụng
...
2. Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc Viện kiểm sát thì người tham gia tố tụng có quyền khiếu nại. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Chương XXXIII của Bộ luật này.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 471 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thời hiệu khiếu nại như sau:
Thời hiệu khiếu nại
1. Thời hiệu khiếu nại là 15 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật.
2. Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Như vậy, theo quy định, thời hiệu khiếu nại là 15 ngày kể từ ngày người tham gia tố tụng nhận được hoặc biết được kết quả giải quyết yêu cầu, đề nghị mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật.
Lưu ý: Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà người tham gia tố tụng không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?
- 15 thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân theo Nghị định 154/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?