Khi nhận nuôi con nuôi có cần sự đồng ý của ai? Trường hợp nào cần sự đồng ý của trẻ được nhận làm con nuôi?
Trách nhiệm lấy ý kiến của những người liên quan về việc nuôi con nuôi thuộc về ai?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm lấy ý kiến của những người liên quan về việc nuôi con nuôi
1. Việc lấy ý kiến của những người liên quan về việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Luật Nuôi con nuôi và do công chức tư pháp – hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi trực tiếp thực hiện.
2. Trường hợp người nhận con nuôi nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó thường trú nhưng không phải là nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi, thì việc lấy ý kiến của những người liên quan về việc nuôi con nuôi được thực hiện như sau:
a) Trường hợp cử công chức tư pháp – hộ tịch trực tiếp đi lấy ý kiến, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi cử công chức tư pháp – hộ tịch của mình phối hợp lấy ý kiến của những người liên quan.
b) Trường hợp không thể cử công chức tư pháp – hộ tịch trực tiếp đi lấy ý kiến, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi lấy ý kiến của những người liên quan.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi cử công chức tư pháp – hộ tịch của mình trực tiếp lấy ý kiến của những người liên quan và gửi kết quả cho Ủy ban nhân dân cấp xã có yêu cầu.
3. Việc lấy ý kiến phải thể hiện bằng văn bản và đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 9 của Nghị định này.
Theo đó, trách nhiệm lấy ý kiến của những người liên quan về việc nuôi con nuôi thuộc về công chức tư pháp – hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi trực tiếp thực hiện.
Tải về mẫu Đơn xin nhận con nuôi trong nước mới nhất 2023: Tại Đây
Nhận nuôi con nuôi (hình từ Internet)
Khi nhận nuôi con nuôi có cần sự đồng ý của ai? Trường hợp nào cần sự đồng ý của trẻ được nhận làm con nuôi?
Căn cứ Điều 21 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định như sau:
Sự đồng ý cho làm con nuôi
1. Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.
2. Người đồng ý cho làm con nuôi quy định tại khoản 1 điều này phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi.
3. Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.
4. Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày.
Chiếu theo quy định này, việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của một trong những người sau:
- Cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi;
- Nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại;
- Trường hợp cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ;
Ngoài ra, trong trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.
Người nhận nuôi đã đồng ý nhận nuôi trẻ thì sau đó có quyền thay đổi ý kiến không?
Căn cứ khoản 3 Điều 9 Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Yêu cầu về kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến của những người liên quan
...
3. Trường hợp những người liên quan do chưa nhận thức đầy đủ, chưa hiểu rõ những vấn đề được tư vấn hoặc bị ảnh hưởng, tác động bởi yếu tố tâm lý, sức khỏe đã đồng ý cho trẻ em làm con nuôi sau đó muốn thay đổi ý kiến, thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được lấy ý kiến, những người liên quan phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đang giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi. Hết thời hạn này, những người liên quan không được thay đổi ý kiến về việc cho trẻ em làm con nuôi.
Như vậy, người nhận nuôi con nuôi được quyền thay đổi ý kiến về việc nhận nuôi trẻ nếu chưa nhận thức đầy đủ, chưa hiểu rõ những vấn đề được tư vấn hoặc bị ảnh hưởng, tác động bởi yếu tố tâm lý, sức khỏe.
Lưu ý việc thay đổi ý kiến này cần được thông báo bằng văn bản nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đang giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi trong thời vòng 15 ngày kể từ ngày được lấy ý kiến.
Sau thời gian này những người liên quan không được thay đổi ý kiến về việc cho trẻ em làm con nuôi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?