Khi nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà đối tượng không đóng phạt thì xử lý như thế nào?
- Khi nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà đối tượng không đóng phạt thì xử lý như thế nào?
- Thời hạn thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là bao lâu?
- Bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà chưa thực hiện thì được xuất cảnh không?
Khi nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà đối tượng không đóng phạt thì xử lý như thế nào?
Việc xử lý đối tượng không đóng phạt sau khi nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi khoản 43 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 như sau:
Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 85 của Luật này.
...
Theo quy định trên, khi nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà đối tượng không đóng phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt này.
Khi nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà đối tượng không đóng phạt thì xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là bao lâu?
Việc thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện trong thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 166/2013/NĐ-CP như sau:
Gửi quyết định cưỡng chế đến cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, tổ chức, cá nhân có liên quan
1. Ngay sau khi ra quyết định cưỡng chế, người có thẩm quyền quyết định cưỡng chế phải tổ chức gửi quyết định cưỡng chế cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm d Khoản 2 Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính thì quyết định cưỡng chế phải được gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế trước khi thi hành để phối hợp thực hiện.
2. Quyết định cưỡng chế được giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thông báo cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế biết.
Đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế cố tình không nhận thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi là quyết định đã được giao.
Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định cưỡng chế đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế cố tình không nhận; quyết định cưỡng chế đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị cưỡng chế hoặc có căn cứ cho rằng người bị cưỡng chế trốn tránh không nhận quyết định cưỡng chế thì được coi là quyết định đã được giao.
3. Thời hạn thi hành quyết định cưỡng chế là 15 ngày, kể từ ngày nhận quyết định cưỡng chế; trường hợp quyết định cưỡng chế có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 15 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Theo đó, thời hạn thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 15 ngày, kể từ ngày nhận quyết định cưỡng chế.
Trường hợp quyết định cưỡng chế có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 15 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà chưa thực hiện thì được xuất cảnh không?
Người bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà chưa thực hiện được xuất cảnh không, theo quy định tại Điều 36 Nghị định 166/2013/NĐ-CP như sau:
Các biện pháp bảo đảm thi hành quyết định cưỡng chế
1. Khi có quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế, nếu có dấu hiệu cho thấy cá nhân, tổ chức bị áp dụng biện pháp cưỡng chế có hành vi tẩu tán hoặc làm hư hại tiền bạc, tài sản thì người đã ra quyết định cưỡng chế có quyền yêu cầu các cơ quan tổ chức có liên quan, chính quyền địa phương nơi cá nhân bị cưỡng chế cư trú hoặc công tác, tổ chức bị cưỡng chế đóng trụ sở thực hiện biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn việc tẩu tán tiền bạc, tài sản.
2. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế có hành vi chống đối không thực hiện quyết định cưỡng chế sau khi đã vận động, giải thích, thuyết phục nhưng không có hiệu quả thì người đã ra quyết định cưỡng chế có quyền huy động lực lượng, phương tiện để bảo đảm thi hành cưỡng chế.
3. Cá nhân bị cưỡng chế mà chưa thực hiện hoặc trốn tránh thực hiện thì bị đưa vào diện chưa được xuất cảnh.
Như vậy, người cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà chưa thực hiện thì sẽ bị đưa vào diện chưa được xuất cảnh. Do đó, người này chưa được xuất cảnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?