Khi nhân viên vận hành đang xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia thì những đối tượng nào được phép vào phòng điều khiển?
- Nhân viên vận hành trong xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia có những nhiệm vụ gì?
- Khi nhân viên vận hành đang xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia thì những đối tượng nào được phép vào phòng điều khiển?
- Nhân viên vận hành cấp dưới và Nhân viên vận hành cấp trên trong việc xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia có mối quan hệ như thế nào?
Nhân viên vận hành trong xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia có những nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 28/2014/TT-BCT quy định như sau:
Nhiệm vụ của Nhân viên vận hành trong xử lý sự cố
1. Xử lý sự cố theo đúng quy trình vận hành và xử lý sự cố của nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển.
2. Áp dụng mọi biện pháp cần thiết theo quy định để ngăn ngừa sự cố lan rộng và khôi phục việc cung cấp điện cho khách hàng trong thời gian ngắn nhất.
3. Ở các khu vực xảy ra sự cố, phải báo cáo kịp thời, chính xác hiện tượng và diễn biến sự cố cho Nhân viên vận hành cấp trên trực tiếp.
4. Ở những khu vực không xảy ra sự cố, phải thường xuyên theo dõi những biến động của sự cố qua thông số trên lưới điện thuộc phạm vi quản lý, báo cáo cho Nhân viên vận hành cấp trên trực tiếp biết những hiện tượng đặc biệt, bất thường.
5. Sau khi xử lý sự cố xong, Nhân viên vận hành cấp trên trực tiếp cung cấp thông tin tóm tắt về tình hình xử lý sự cố làm thay đổi chế độ vận hành bình thường của hệ thống điện thuộc quyền điều khiển của Nhân viên vận hành cấp dưới theo quy định về quyền nắm thông tin tại Quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành.
6. Khi có sự cố trong nội bộ phần lưới điện tự dùng của nhà máy điện, trạm điện, Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển có trách nhiệm xử lý sự cố và báo cáo cho Nhân viên vận hành cấp trên trực tiếp để phối hợp ngăn ngừa sự cố phát triển rộng.
7. Thông báo cho cấp có thẩm quyền nguyên nhân sự cố và dự kiến thời gian cấp điện trở lại nếu sự cố gây gián đoạn cung cấp điện.
Theo đó, nhân viên vận hành trong xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia có những nhiệm vụ như quy định trên.
Hệ thống điện quốc gia (Hình từ Internet)
Khi nhân viên vận hành đang xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia thì những đối tượng nào được phép vào phòng điều khiển?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 14 Thông tư 28/2014/TT-BCT quy định như sau:
Quan hệ công tác trong xử lý sự cố
...
3. Nghiêm cấm những người không có nhiệm vụ vào phòng điều khiển khi Nhân viên vận hành đang xử lý sự cố, trừ Lãnh đạo cấp trên có trách nhiệm, Lãnh đạo trực tiếp của đơn vị. Trường hợp cần thiết, Nhân viên vận hành hoặc Lãnh đạo trực tiếp của đơn vị có quyền yêu cầu cán bộ chuyên môn có liên quan đến việc xử lý sự cố đến phòng điều khiển của đơn vị để xử lý sự cố.
4. Khi có sự cố nghiêm trọng, Nhân viên vận hành phải kịp thời báo cáo sự cố cho Lãnh đạo trực tiếp của đơn vị mình biết. Lãnh đạo trực tiếp có trách nhiệm báo cáo Lãnh đạo cấp trên hoặc các đơn vị có liên quan.
Như vậy, khi nhân viên vận hành đang xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia thì những đối tượng được phép vào phòng điều khiển là Lãnh đạo cấp trên có trách nhiệm, Lãnh đạo trực tiếp của đơn vị.
Trường hợp cần thiết, Nhân viên vận hành hoặc Lãnh đạo trực tiếp của đơn vị có quyền yêu cầu cán bộ chuyên môn có liên quan đến việc xử lý sự cố đến phòng điều khiển của đơn vị để xử lý sự cố.
Nhân viên vận hành cấp dưới và Nhân viên vận hành cấp trên trong việc xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia có mối quan hệ như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Thông tư 28/2014/TT-BCT quy định như sau:
Quan hệ công tác trong xử lý sự cố
1. Quan hệ công tác giữa Nhân viên vận hành cấp dưới và Nhân viên vận hành cấp trên
a) Nhân viên vận hành cấp dưới phải chấp hành các mệnh lệnh của Nhân viên vận hành cấp trên. Đối với những lệnh có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người và an toàn thiết bị thì được phép chưa thực hiện nhưng phải báo cáo Nhân viên vận hành cấp trên;
b) Nhân viên vận hành cấp trên có quyền đề nghị Lãnh đạo trực tiếp của Nhân viên vận hành cấp dưới thay thế Nhân viên vận hành này trong trường hợp có đầy đủ lý do cho thấy Nhân viên vận hành cấp dưới không đủ năng lực xử lý sự cố hoặc vi phạm nghiêm trọng quy chuẩn kỹ thuật, quy trình liên quan.
...
Như vậy, nhân viên vận hành cấp dưới và Nhân viên vận hành cấp trên trong việc xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia có mối quan hệ như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?