Khi phát hiện có sai sót về nghiệp vụ hoặc vi phạm pháp luật thì lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm gì?

Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm những chức danh nào? Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có nhiệm kỳ bao nhiêu năm và do ai bổ nhiệm? Khi phát hiện có sai sót về nghiệp vụ hoặc vi phạm pháp luật thì lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm gì? - Câu hỏi của Kim Sang (Bến Tre).

Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm những chức danh nào?

Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm những chức danh nào?

Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm những chức danh nào? (Hình từ Internet)

Theo quy định tại Điều 44 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:

Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm có:
a) Ủy ban kiểm sát;
b) Văn phòng;
c) Các viện và tương đương.
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác.

Theo đó, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm Viện trưởng, các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.

Vị trí, chức trách và điều kiện chung để trở thành lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 6 Quyết định 26/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định vị trí, chức trách và điều kiện chung để trở thành lãnh đạo Viện được quy định như sau:

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao:

– Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là người đứng đầu Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;

– Nắm chức vụ lãnh đạo, quản lý, đồng thời là chức danh tư pháp;

– Có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, điều hành Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật;

– Chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao.

Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao:

– Giúp việc cho người đứng đầu đơn vị;

– Là chức vụ lãnh đạo quản lý, đồng thời là chức danh tư pháp;

– Có trách nhiệm giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao phụ trách, chỉ đạo một số đơn vị, lĩnh vực công tác theo sự phân công hoặc ủy quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật;

– Chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

Điều kiện chung để trở thành lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao bao gồm:

– Ngạch công chức phải từ Kiểm sát viên cao cấp trở lên;

– Về trình độ và điều kiện khác cần tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật trở lên hoặc có trình độ cử nhân hoặc cao cấp lý luận chính trị.

Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có nhiệm kỳ bao nhiêu năm và do ai bổ nhiệm?

Căn cứ Điều 65 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện;
c) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
3. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.

Đồng thời căn cứ Điều 68 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:

Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
1. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
2. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, theo sự phân công hoặc ủy quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp mình; chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp mình và trước pháp luật.
3. Nhiệm kỳ của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.

Như vậy, Viện trưởng và Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có nhiệm kỳ là 05 năm kể từ ngày được bổ nhiệm.

Và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm còn Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm.

Khi phát hiện có sai sót về nghiệp vụ hoặc vi phạm pháp luật thì lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm gì?

Căn cứ khoản 4 Điều 5 Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về trách nhiệm của lãnh đạo Viện khi phát hiện có sai sót về nghiệp vụ hoặc vi phạm pháp luật như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên
...
4. Khi phát hiện có sai sót về nghiệp vụ hoặc vi phạm pháp luật thì lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện phải có biện pháp khắc phục ngay và tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm, xử lý trách nhiệm ng­ười vi phạm theo quy định của pháp luật.

Như vậy, khi phát hiện có sai sót về nghiệp vụ hoặc vi phạm pháp luật thì lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện phải có biện pháp khắc phục ngay và tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm, xử lý trách nhiệm ng­ười vi phạm theo quy định của pháp luật.



Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thông báo thi tuyển công chức tại VKSND tối cao, VKSND cấp cao tại Hà Nội và tỉnh Bắc Kạn năm 2024 mới nhất?
Pháp luật
Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được chia thành bao nhiêu cụm thi đua?
Pháp luật
Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm có những cơ quan nào? Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND?
Pháp luật
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với những trường hợp nào?
Pháp luật
Xây dựng chương trình công tác năm của các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao căn cứ vào đâu?
Pháp luật
Viện kiểm sát nhân dân cấp cao do ai lãnh đạo? Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là cấp trên của cơ quan nào?
Pháp luật
Việc bổ nhiệm lãnh đạo Viện nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có mấy phòng theo quy định? Các phòng có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Pháp luật
Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là cấp dưới trực tiếp của cơ quan nào? Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm những đơn vị nào?
Pháp luật
Hiện nay có bao nhiêu Viện kiểm sát nhân dân cấp cao? Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được thành lập ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,140 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Viện kiểm sát nhân dân cấp cao

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Viện kiểm sát nhân dân cấp cao

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào