Khi phát hiện cộng tác viên vi phạm pháp luật thì Kiểm toán nhà nước có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không?
Tổ chức vi phạm pháp luật thì có được làm cộng tác viên Kiểm toán nhà nước hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Quy chế sử dụng Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước Quyết định 1348/QĐ-KTNN năm 2023 về tiêu chuẩn và điều kiện của tổ chức làm cộng tác viên như sau:
Tiêu chuẩn và điều kiện cộng tác viên
...
2. Đối với cộng tác viên là tổ chức
a) Tiêu chuẩn
- Được thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với các công việc mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu;
- Có uy tín, đủ năng lực chuyên môn thuộc các chuyên ngành phù hợp với công việc mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu;
- Tại thời điểm ký hợp đồng có thời gian hành nghề tối thiểu 03 năm trong lĩnh vực chuyên môn mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu.
b) Điều kiện
- Phải có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
- Trong 3 năm trước liền kề và tại thời điểm ký hợp đồng không có sai phạm, vi phạm pháp luật bị cơ quan nhà nước, hội nghề nghiệp xử lý; không thuộc diện liên quan đến các vụ việc đang bị điều tra, khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực chuyên môn theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước;
- Trong 02 năm trước liền kề và hiện tại không thực hiện các công việc liên quan đến các công việc mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu với đơn vị được kiểm toán;
- Không sở hữu vốn hoặc có các lợi ích liên quan đến đơn vị được kiểm toán.
- Trường hợp cộng tác viên là tổ chức ngoài nước phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Không vi phạm các hợp đồng đã ký trước đây với Kiểm toán nhà nước.
c) Các tổ chức chỉ cử cá nhân, người lao động thuộc tổ chức mình đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này tham gia thực hiện nhiệm vụ cộng tác với Kiểm toán nhà nước.
...
Theo đó, tổ chức trong 03 năm trước liền kề và tại thời điểm ký hợp đồng với Kiểm toán nhà nước không vi phạm pháp luật bị cơ quan nhà nước xử lý là một trong những điều kiện để xem xét làm cộng tác viên của Kiểm toán nhà nước.
Như vậy, đối với tổ chức vi phạm pháp luật cách thời điểm ký hợp đồng cộng tác viên hơn 03 năm và sau đó không có vi phạm pháp luật thì có thể trở thành cộng tác viên của Kiểm toán nhà nước nếu đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện còn lại được quy định ở trên.
Tổ chức là cộng tác viên chỉ cử cá nhân, người lao động của tổ chức mình tham gia thực hiện nhiệm vụ cộng tác với Kiểm toán nhà nước.
Khi phát hiện cộng tác viên vi phạm pháp luật thì Kiểm toán nhà nước có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không? (Hình từ Internet)
Khi phát hiện cộng tác viên vi phạm pháp luật thì Kiểm toán nhà nước có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không?
Như đã nêu trên thì trong trường hợp cộng tác viên vi phạm pháp luật thì không đáp ứng các điều kiện đối với cộng tác viên Kiểm toán nhà nước.
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 12 Quy chế sử dụng Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước Quyết định 1348/QĐ-KTNN năm 2023 về quyền hạn và nghĩa vụ của Kiểm toán nhà nước như sau:
Quyền hạn và nghĩa vụ của Kiểm toán nhà nước
1. Quyền hạn
Quyền hạn và nghĩa vụ của Kiểm toán nhà nước
1. Quyền hạn
a) Yêu cầu cộng tác viên thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo các cam kết trong hợp đồng và quy định của Quy chế này;
b) Có quyền chấm dứt hợp đồng đối với cộng tác viên nếu cộng tác viên vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện hợp đồng hoặc vi phạm cam kết theo hợp đồng đã ký giữa hai bên;
...
Và theo quy định tại khoản 1 Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
...
Như vậy, theo các quy định nêu trên thì trong trường hợp cộng tác viên đang trong thời gian cộng tác với Kiểm toán nhà nước mà vi phạm pháp luật thì Kiểm toán nhà nước có quyền đơn phương chấp dứt hợp đồng và phải thông báo cho cộng tác viên biết về việc chấm dứt hợp đồng.
Kiểm toán nhà nước có quyền khởi kiện đối với cộng tác viên khi vi phạm hợp đồng?
Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 12 Quy chế sử dụng Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước Quyết định 1348/QĐ-KTNN năm 2023 như sau:
Quyền hạn và nghĩa vụ của Kiểm toán nhà nước
1. Quyền hạn
a) Yêu cầu cộng tác viên thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo các cam kết trong hợp đồng và quy định của Quy chế này;
b) Có quyền chấm dứt hợp đồng đối với cộng tác viên nếu cộng tác viên vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện hợp đồng hoặc vi phạm cam kết theo hợp đồng đã ký giữa hai bên;
c) Yêu cầu bồi thường trong trường hợp cộng tác viên gây thiệt hại cho đơn vị được kiểm toán, đơn vị, cá nhân có liên quan và cho Kiểm toán nhà nước;
d) Khởi kiện cộng tác viên khi vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật;
...
Như vậy, nếu cộng tác viên vi phạm hợp đồng với Kiểm toán nhà nước thì có quyền khởi kiện theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?