Khi phát hiện thuốc thú y gây hại cho động vật, môi trường và con người thì phải báo ngay cho cơ quan nào?
- Khi phát hiện thuốc thú y gây hại cho động vật, môi trường và con người thì phải báo ngay cho cơ quan nào?
- Trường hợp phát hiện thuốc thú y gây hại cho động vật, môi trường và con người mà không báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp phát hiện thuốc thú y gây hại cho động vật, môi trường và con người mà không báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền là bao lâu?
Khi phát hiện thuốc thú y gây hại cho động vật, môi trường và con người thì phải báo ngay cho cơ quan nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 104 Luật Thú y 2015 quy định về việc sử dụng thuốc y như sau:
Sử dụng thuốc thú y
1. Thuốc thú y phải được sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, đơn thuốc của cá nhân hành nghề thú y, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc thú y có quyền sau đây:
a) Được cung cấp thông tin và hướng dẫn sử dụng thuốc thú y;
b) Yêu cầu cơ sở bán thuốc thú y hướng dẫn sử dụng thuốc thú y theo quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Được bồi thường thiệt hại do lỗi của cơ sở buôn bán thuốc thú y theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc thú y có nghĩa vụ sau đây:
a) Sử dụng thuốc thú y theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Khi phát hiện thuốc thú y gây hại cho động vật, môi trường và sức khỏe con người thì ngừng sử dụng thuốc và báo cáo ngay Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương.
Theo đó, tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc thú y có nghĩa vụ ngừng sử dụng thuốc và báo cáo ngay Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương khi phát hiện thuốc thú y gây hại cho động vật, môi trường và sức khỏe con người.
Như vậy, khi phát hiện thuốc thú y gây hại cho động vật, môi trường và con người thì phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương.
Khi phát hiện thuốc thú y gây hại cho động vật, môi trường và con người thì phải báo ngay cho cơ quan nào? (Hình từ internet)
Trường hợp phát hiện thuốc thú y gây hại cho động vật, môi trường và con người mà không báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định chung về phòng bệnh động vật như sau:
Vi phạm quy định chung về phòng bệnh động vật
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lấy mẫu để kiểm tra, xét nghiệm chẩn đoán bệnh động vật theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng thuốc thú y không theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
b) Không báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hoặc nhân viên thú y cấp xã khi phát hiện thuốc thú y gây hại cho động vật, môi trường và con người.
...
Và theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ trường hợp quy định tại các Điều 22, khoản 3 Điều 24, khoản 5 Điều 27, khoản 1 Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32 và Điều 33 của Nghị định này. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân
...
Theo đó, trường hợp cá nhân phát hiện thuốc thú y gây hại cho động vật, môi trường và con người mà không báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Nếu tổ chức có hành vi vi phạm nói trên thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp phát hiện thuốc thú y gây hại cho động vật, môi trường và con người mà không báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp phát hiện thuốc thú y gây hại cho động vật, môi trường và con người mà không báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?