Khi phương tiện thủy nội địa bị tai nạn trên đường thủy nội địa thì thuyền trưởng có thể trình báo đến cơ quan nào?
- Khi phương tiện thủy nội địa bị tai nạn trên đường thủy nội địa thì thuyền trưởng có thể trình báo đến cơ quan nào?
- Thời hạn trình báo phương tiện thủy nội địa bị tai nạn trên đường thủy nội địa là bao lâu?
- Việc trình báo phương tiện thủy nội địa bị tai nạn trên đường thủy nội địa có giá trị như thế nào?
Khi phương tiện thủy nội địa bị tai nạn trên đường thủy nội địa thì thuyền trưởng có thể trình báo đến cơ quan nào?
Cơ quan trình báo tai nạn đường thủy nội địa (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 5 Thông tư 69/2014/TT-BGTVT quy định về cơ quan xác nhận việc trình báo đường thủy nội địa như sau:
Cơ quan xác nhận việc trình báo đường thủy nội địa
1. Cảng vụ Đường thủy nội địa xác nhận việc trình báo đường thủy nội địa của thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện của phương tiện thủy nội địa, tàu biển, tàu cá bị tai nạn, sự cố trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa.
2. Trường hợp phương tiện thủy nội địa, tàu biển, tàu cá bị tai nạn, sự cố trên đường thủy nội địa (ngoài vùng nước cảng, bến thủy nội địa) thì thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện có thể trình báo đường thủy nội địa tại một trong các cơ quan Cảng vụ Đường thủy nội địa, đơn vị quản lý đường thủy nội địa, Cảnh sát đường thủy hoặc Ủy ban nhân dân gần nhất nơi xảy ra tai nạn, sự cố.
Như vậy, khi phương tiện thủy nội địa bị tai nạn trên đường thủy nội địa thì thuyền trưởng có thể trình báo đến một trong các cơ quan sau:
- Cảng vụ Đường thủy nội địa gần nhất nơi xảy ra tai nạn;
- Đơn vị quản lý đường thủy nội địa gần nhất nơi xảy ra tai nạn;
- Cảnh sát đường thủy gần nhất nơi xảy ra tai nạn;
- Ủy ban nhân dân gần nhất nơi xảy ra tai nạn.
Thời hạn trình báo phương tiện thủy nội địa bị tai nạn trên đường thủy nội địa là bao lâu?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 69/2014/TT-BGTVT quy định về thời hạn trình xác nhận trình báo đường thủy nội địa như sau:
Thời hạn trình xác nhận trình báo đường thủy nội địa
1. Trường hợp phương tiện thủy nội địa, tàu biển, tàu cá bị tai nạn, sự cố trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa thì trình báo đường thủy nội địa phải được trình Cảng vụ Đường thủy nội địa trong thời hạn 48 (bốn mươi tám) giờ sau khi xảy ra tai nạn, sự cố.
2. Trường hợp phương tiện thủy nội địa, tàu biển, tàu cá bị tai nạn, sự cố trên đường thủy nội địa (ngoài vùng nước cảng, bến thủy nội địa) thì trình báo đường thủy nội địa phải được trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 5 của Thông tư này chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ thời điểm xảy ra tai nạn, sự cố hoặc kể từ khi phương tiện thủy nội địa, tàu biển, tàu cá ghé vào cảng, bến thủy nội địa đầu tiên sau khi xảy ra tai nạn, sự cố.
3. Trường hợp tai nạn, sự cố xảy ra có liên quan đến hàng hóa trong hầm hàng thì trình báo đường thủy nội địa phải được trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 5 của Thông tư này trước khi mở nắp hầm hàng. Trường hợp tai nạn, sự cố xảy ra với hàng hóa trong quá trình làm hàng (đã mở nắp hầm hàng) thì thực hiện theo khoản 2 Điều này.
4. Trường hợp không thể trình báo đường thủy nội địa trong thời hạn quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này thì trong trình báo đường thủy nội địa phải ghi rõ nguyên nhân của sự chậm trễ đó.
Theo đó, trường hợp phương tiện thủy nội địa bị tai nạn trên đường thủy nội địa (ngoài vùng nước cảng, bến thủy nội địa) thì:
- Trình báo đường thủy nội địa phải được trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Thông tư 69/2014/TT-BGTVT chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ thời điểm xảy ra tai nạn hoặc kể từ khi phương tiện thủy nội địa ghé vào cảng, bến thủy nội địa đầu tiên sau khi xảy ra tai nạn.
- Trường hợp tai nạn xảy ra có liên quan đến hàng hóa trong hầm hàng thì trình báo đường thủy nội địa phải được trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Thông tư 69/2014/TT-BGTVT trước khi mở nắp hầm hàng.
Trường hợp tai nạn xảy ra với hàng hóa trong quá trình làm hàng (đã mở nắp hầm hàng) thì trình báo đường thủy nội địa phải được trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Thông tư 69/2014/TT-BGTVT chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ thời điểm xảy ra tai nạn hoặc kể từ khi phương tiện thủy nội địa ghé vào cảng, bến thủy nội địa đầu tiên sau khi xảy ra tai nạn.
- Trường hợp không thể trình báo đường thủy nội địa trong thời hạn quy định nêu trên thì trong trình báo đường thủy nội địa phải ghi rõ nguyên nhân của sự chậm trễ đó.
Việc trình báo phương tiện thủy nội địa bị tai nạn trên đường thủy nội địa có giá trị như thế nào?
Theo Điều 3 Thông tư 69/2014/TT-BGTVT thì việc trình báo đường thủy nội địa có giá trị pháp lý như sau:
- Trình báo đường thủy nội địa được xác nhận theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư 69/2014/TT-BGTVT có giá trị chứng cứ pháp lý khi giải quyết các tranh chấp có liên quan.
- Trình báo đường thủy nội địa đã được xác nhận theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư 69/2014/TT-BGTVT không miễn trừ trách nhiệm pháp lý của thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện đối với các sự việc khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?