Khi quảng cáo thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt có bắt buộc phải đăng ký nội dung không? Nội dung đăng ký quảng cáo thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt phải đáp ứng điều kiện gì?
Có bắt buộc đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt?
Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị định 15/2018/NĐ-CP định nghĩa về thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt như sau:
Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt (Food for Special Dietary Uses) dùng cho người ăn kiêng, người già và các đối tượng đặc biệt khác theo quy định của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CODEX) là những thực phẩm được chế biến hoặc được phối trộn theo công thức đặc biệt nhằm đáp ứng các yêu cầu về chế độ ăn đặc thù theo thể trạng hoặc theo tình trạng bệnh lý và các rối loạn cụ thể của người sử dụng. Thành phần của thực phẩm này phải khác biệt rõ rệt với thành phần của những thực phẩm thông thường cùng bản chất, nếu có.
Căn cứ Điều 26 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định các loại thực phẩm phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo bao gồm:
Các thực phẩm phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo
1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
2. Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi không thuộc trường hợp cấm quảng cáo quy định tại Điều 7 của Luật quảng cáo.
Dẫn chiếu theo Điều 43 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định như sau:
Quảng cáo thực phẩm
1. Việc quảng cáo thực phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc người kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo.
2. Trước khi đăng ký quảng cáo, tổ chức, cá nhân có thực phẩm cần quảng cáo phải gửi hồ sơ tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để xác nhận nội dung quảng cáo.
3. Người phát hành quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, tổ chức, cá nhân có thực phẩm quảng cáo chỉ được tiến hành quảng cáo khi đã được thẩm định nội dung và chỉ được quảng cáo đúng nội dung đã được xác nhận.
Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể Đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm loại thực phẩm phải đăng ký quảng cáo, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Theo đó, cá nhân muốn kinh doanh thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt thì cần đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
Nội dung đăng ký quảng cáo thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì việc đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt phải tuân thủ các quy định như sau:
Đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm
Việc đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm ngoài việc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo còn phải tuân thủ các quy định sau:
1. Trước khi quảng cáo, tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo phải đăng ký nội dung quảng cáo với cơ quan cấp Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm theo quy định hiện hành.
2. Nội dung quảng cáo phải phù hợp với công dụng, tác dụng của sản phẩm đã được công bố trong bản công bố sản phẩm. Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm.
3. Đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe:
a) Phải có khuyến cáo "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"; chữ viết phải rõ ràng, có màu tương phản với màu nền;
b) Quảng cáo trên báo nói, báo hình phải đọc rõ khuyến cáo theo quy định tại điểm a khoản này;
c) Việc quảng cáo trên báo hình, báo nói với thời lượng ngắn dưới 15 giây thì không phải đọc "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh", nhưng phải thể hiện khuyến cáo trong quảng cáo.
Theo đó, nội dung đăng ký quảng cáo thực phẩm thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt phải đáp ứng điều kiện được quy định nêu trên.
Hồ sơ đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt thì cần chuẩn bị những tài liệu nào?
Theo khoản 4 Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo gồm:
+ Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo theo Mẫu số 10 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và Bản công bố sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
+ Mẫu nhãn sản phẩm (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
+ Đối với quảng cáo trên báo nói, báo hình thì phải có kịch bản dự kiến quảng cáo và nội dung dự kiến quảng cáo ghi trong đĩa hình, đĩa âm thanh; đối với quảng cáo trên các phương tiện khác thì phải có ma két (mẫu nội dung) dự kiến quảng cáo (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
+ Đối với nội dung quảng cáo ngoài công dụng, tính năng của sản phẩm ghi trong bản công bố sản phẩm thì phải có tài liệu khoa học chứng minh (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng.
Theo đó, cần chuẩn bị đầy đủ và chính xác những tài liệu quy định nêu trên nhằm đảm bảo hồ sơ được xác định là hợp lệ để cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ và trả kết quả cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?