Khi quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia sẽ phải đánh giá hiện trạng môi trường ra sao? Có giải pháp bảo vệ môi trường như thế nào?

Cho hỏi khi quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia sẽ phải đánh giá hiện trạng môi trường ra sao? Bên cạnh đó khi thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia phải có giải pháp bảo vệ môi trường như thế nào? Quy định nào nói về điều này không, xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Lâm đến từ Gia Lai.

Khi quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia sẽ phải đánh giá hiện trạng môi trường ra sao?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 37/2019/NĐ-CP như sau:

Nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường, cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học; tình hình và dự báo phát sinh chất thải; tác động của biến đổi khí hậu; tình hình quản lý và bảo vệ môi trường:
a) Điều kiện tự nhiên, thực trạng kinh tế - xã hội đầu kỳ quy hoạch;
b) Hiện trạng đầu kỳ quy hoạch, diễn biến chất lượng môi trường trong kỳ quy hoạch trước, gồm chất lượng môi trường đất tại các khu vực bị nhiễm độc hóa chất trong chiến tranh, khu vực có các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất, kho chứa hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, bãi chôn lấp chất thải, làng nghề đã đóng cửa hoặc di dời, khu vực khai thác khoáng sản độc hại hoặc có sử dụng hóa chất độc hại đã kết thúc khai thác, vùng canh tác nông nghiệp sử dụng nhiều hóa chất trên địa bàn quy hoạch; chất lượng môi trường nước tại các vùng biển, vùng biển ven bờ, dòng sông, đoạn sông, hồ, ao, kênh, mương, đặc biệt tại các khu vực tập trung nhiều nguồn nước thải, khu vực có nguồn nước thải lớn, khu vực nhạy cảm về môi trường; chất lượng không khí tại các đô thị, khu dân cư tập trung, khu vực có hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, khu vực có nhiều nguồn khí thải công nghiệp hoặc có nguồn khí thải công nghiệp lớn;
c) Đánh giá tổng quan hiện trạng đầu kỳ quy hoạch, diễn biến cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học trên phạm vi cả nước gồm cảnh quan thiên nhiên, các hệ sinh thái tự nhiên, các loài động thực vật và các nguồn gen;
d) Đánh giá tình hình phát sinh các loại chất thải trong kỳ quy hoạch trước và dự báo về quy mô và tính chất của các loại chất thải phát sinh trong kỳ quy hoạch gồm nước thải công nghiệp, sinh hoạt và các loại nước thải khác; khí thải công nghiệp, khí thải từ các phương tiện giao thông, khí thải khác; chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn xây dựng, chất thải rắn trong sản xuất nông nghiệp, phụ phẩm nông nghiệp; rác thải sinh hoạt đô thị, nông thôn, làng nghề; chất thải nguy hại; các loại chất thải đặc thù khác;
đ) Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu trong kỳ quy hoạch trước và dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến chất lượng môi trường và đa dạng sinh học trong kỳ quy hoạch;
e) Đánh giá tình hình quản lý và bảo vệ môi trường gồm công tác quản lý nhà nước về môi trường ở các bộ, ngành và địa phương; tình hình quản lý và bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp, cộng đồng và sự tham gia của các tổ chức xã hội, người dân; tình hình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật về môi trường; tình hình phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp phép về môi trường, thanh tra, kiểm tra về môi trường; tình hình phân vùng môi trường; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; quản lý chất thải; quan trắc và cảnh báo môi trường trong kỳ quy hoạch trước; các vấn đề môi trường chính và thách thức đối với môi trường trong kỳ quy hoạch.
...

Theo đó, khi quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia đầu tiên cần phải thực hiện đánh giá hiện trạng môi trường như sau:

+ Điều kiện tự nhiên, thực trạng kinh tế - xã hội đầu kỳ quy hoạch;

+ Hiện trạng đầu kỳ quy hoạch, diễn biến chất lượng môi trường trong kỳ quy hoạch trước...

+ Đánh giá tổng quan hiện trạng đầu kỳ quy hoạch, diễn biến cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học trên phạm vi cả nước gồm cảnh quan thiên nhiên, các hệ sinh thái tự nhiên, các loài động thực vật và các nguồn gen;

+ Đánh giá tình hình phát sinh các loại chất thải trong kỳ quy hoạch trước và dự báo về quy mô và tính chất của các loại chất thải phát sinh trong kỳ quy hoạch gồm nước thải công nghiệp, sinh hoạt và các loại nước thải khác;

+ Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu trong kỳ quy hoạch trước và dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến chất lượng môi trường và đa dạng sinh học trong kỳ quy hoạch;

+ Đánh giá tình hình quản lý và bảo vệ môi trường gồm công tác quản lý nhà nước về môi trường ở các bộ, ngành và địa phương

Quy hoạch

Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia (Hình từ Internet)

Thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia phải có giải pháp bảo vệ môi trường như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 37/2019/NĐ-CP như sau:

Nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
...
2. Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường:
a) Xây dựng quan điểm về bảo vệ môi trường trong thời kỳ quy hoạch;
b) Xác định các mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể bảo vệ môi trường trong thời kỳ quy hoạch 10 năm, tầm nhìn từ 30 đến 50 năm;
c) Xác định các nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường gồm giảm thiểu tác động đến môi trường từ phát triển kinh tế - xã hội, kiểm soát nguồn ô nhiễm, quản lý chất thải; quản lý, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;
d) Xây dựng nguyên tắc và cơ chế phối hợp thực hiện định hướng, giải pháp xử lý các loại chất thải phát sinh, bao gồm chất thải rắn thông thường, chất thải xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, y tế, chất thải nhiễm phóng xạ và chất thải khác.
...

Theo đó, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường:

+ Xác định các nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường gồm giảm thiểu tác động đến môi trường từ phát triển kinh tế - xã hội, kiểm soát nguồn ô nhiễm, quản lý chất thải; quản lý, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;

+ Xây dựng nguyên tắc và cơ chế phối hợp thực hiện định hướng, giải pháp xử lý các loại chất thải phát sinh, bao gồm chất thải rắn thông thường, chất thải xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, y tế, chất thải nhiễm phóng xạ và chất thải khác.

Như vậy, có thể thấy rằng thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia phải có giải pháp bảo vệ môi trường như quy định trên.

Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia cần phải có những định hướng về phân vùng môi trường ra sao?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Nghị định 37/2019/NĐ-CP như sau:

Nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
...
3. Định hướng phân vùng môi trường; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; quản lý chất thải; quan trắc và cảnh báo môi trường trong kỳ quy hoạch:
a) Định hướng về phân vùng môi trường trên phạm vi cả nước theo vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác;
b) Chỉ tiêu và định hướng xác lập các khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan thiên nhiên quan trọng, hành lang đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên và cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;
c) Định hướng về vị trí, quy mô, loại hình chất thải, công nghệ dự kiến, phạm vi tiếp nhận chất thải để xử lý của các khu xử lý chất thải tập trung cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh;
d) Định hướng về điểm, thông số, tần suất quan trắc của mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường đất, nước, không khí quốc gia, liên tỉnh và tỉnh.

Theo đó, trong nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thì cần phải định hướng về phân vùng môi trường trên phạm vi cả nước theo vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác;

Như vậy, việc định hướng phân vùng trong quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia là để dễ dàng thực hiện những mục tiêu cụ thể.

Bảo vệ môi trường Tải về trọn bộ các văn bản Bảo vệ môi trường hiện hành
Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư sau khi được cấp giấy phép môi trường gồm các công trình nào?
Pháp luật
Bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình, cá nhân được quy định như thế nào theo Luật Bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Nội dung bảo vệ môi trường nước mặt có bao gồm việc đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt?
Pháp luật
Chính sách ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường? Các hoạt động đầu tư kinh doanh về bảo vệ môi trường nào được ưu đãi, hỗ trợ?
Pháp luật
Quy luật bảo vệ môi trường là gì? Nhà nước có chú trọng việc bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên?
Pháp luật
Môi trường là gì? Bảo vệ môi trường gồm những hoạt động nào? Có bao nhiêu hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Mẫu biên bản mở hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất?
Pháp luật
Việc quản lý chất thải trong công tác bảo vệ môi trường hiện nay được quy định thế nào? Để giảm thiểu chất thải rắn phát sinh cần thông qua các giải pháp và nguyên tắc gì?
Pháp luật
Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp được quy định như thế nào? Hộ gia đình nuôi heo xả nước thải ra sông bị xử lý ra sao?
Pháp luật
Khu dân cư như thế nào phải thực hiện xử lý nước thải? Ai có trách nhiệm trong việc xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị, khu dân cư tập trung?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo vệ môi trường
2,050 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo vệ môi trường Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo vệ môi trường Xem toàn bộ văn bản về Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào