Khi tài sản chung vợ chồng không đáp ứng đủ nhu cầu thiết yếu của gia đình thì có được dùng tài sản riêng của vợ hoặc chồng không?

Khi kết hôn, chúng tôi đã thỏa thuận với nhau về việc góp tiền chung đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình và khoản tiền riêng của mỗi bên. Nhưng do tháng này tôi chi tiêu vượt kế hoạch, dẫn đến thiếu hụt một khoản tiền chung. Tôi muốn biết, tôi có thể lấy khoản tiền riêng của chồng để bù vào không? Mong được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Tài sản chung vợ chồng được quy định ra sao?

Căn cứ Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:

- Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

- Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

- Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Theo Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng như sau:

Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

- Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

- Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

- Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Và căn cứ Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung như sau:

"Điều 35. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung
1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
a) Bất động sản;
b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình."

Tài sản chung vợ chồng không đáp ứng đủ nhu cầu thiết yếu của gia đình

Tài sản chung vợ chồng không đáp ứng đủ nhu cầu thiết yếu của gia đình

Tài sản riêng vợ chồng được quy định ra sao?

Căn cứ Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng như sau:

- Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

- Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Theo quy định tại Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng như sau:

- Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

- Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.

- Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.

- Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.

Và theo Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng như sau:

"Điều 45. Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng
Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:
1. Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
2. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng."

Chế độ tài sản của vợ chồng được áp dụng theo nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng như sau:

- Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận.

Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 33 đến Điều 46 và từ Điều 59 đến Điều 64 của Luật này.

Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được thực hiện theo quy định tại các điều 47, 48, 49, 50 và 59 của Luật này.

- Các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này được áp dụng không phụ thuộc vào chế độ tài sản mà vợ chồng đã lựa chọn.

- Chính phủ quy định chi tiết về chế độ tài sản của vợ chồng.

Theo Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng như sau:

- Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.

- Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

- Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.

Khi tài sản chung vợ chồng không đáp ứng đủ nhu cầu thiết yếu của gia đình thì có được dùng tài sản riêng của vợ hoặc chồng không?

Căn cứ tại Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình được quy định như sau:

- Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

- Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.

Như vậy, căn cứ theo quy định về tài sản chung và tài sản riêng vợ chồng thì bạn có thể lấy khoản tiền riêng của chồng để bù vào khoản tiền chung nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

Tài sản chung Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Tài sản chung:
Tài sản riêng Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Tài sản riêng:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tiền thuê nhà là tài sản riêng của vợ hay chồng? Trả tiền cho vợ để tiếp tục sử dụng đất khi ly hôn được không?
Pháp luật
Nhà ở là tài sản chung của 2 vợ chồng, vậy khi cho thuê có cần phải có chữ ký của cả hai vợ chồng không?
Pháp luật
Đất là tài sản chung của nhiều người thì khi bán đi có bắt buộc phải được tất cả chủ sở hữu đồng ý không?
Pháp luật
Cha mẹ có quyền quản lý tiền mừng tuổi của con hay không? Trường hợp cha mẹ định đoạt tiền mừng tuổi của con khi chưa có sự đồng ý thì bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Mẫu cam kết tài sản riêng trong quan hệ hôn nhân mới nhất? Có bắt buộc phải nhập tài sản riêng vào tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân?
Pháp luật
Chồng chết trước không để lại di chúc vợ chết sau thì tài sản của chồng do nhà chồng hay nhà vợ thừa kế?
Pháp luật
Bố mẹ mua nhà cho hai vợ chồng có phải là tài sản chung, khi ly hôn thì căn nhà ấy có phải chia đôi hay không?
Pháp luật
Tài sản riêng của 02 vợ chồng nhưng người vợ bị lẫn thì chồng có thể bán mà không cần sự đồng ý của vợ hay không?
Pháp luật
Tiền lương của 2 vợ chồng là tài sản chung hay tài sản riêng? Khi vợ chồng có phát sinh tài sản là đất có bắt buộc phải đăng ký là tài sản chung hay không?
Pháp luật
Vợ chồng đã chia tài sản chung mà một người chết thì người còn lại có phải là người thừa kế theo pháp luật phần di sản của người kia không?
Pháp luật
Không có căn cứ xác định là tài sản riêng có được xem là tài sản chung không? Chồng gây nợ riêng không cho vợ biết vợ có cần phải trả nợ đó không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài sản chung
4,732 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài sản chung Tài sản riêng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tài sản chung Xem toàn bộ văn bản về Tài sản riêng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào