Khi thẩm định giá tài sản vô hình, xác định cơ sở giá trị của thẩm định giá căn cứ vào đâu? Có những cách tiếp cận nào trong thẩm định giá tài sản vô hình?

Tôi đang tìm hiểu về Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13, cho tôi hỏi, khi thẩm định giá tài sản vô hình, xác định cơ sở giá trị của thẩm định giá căn cứ vào đâu? Khi ước tính tuổi đời kinh tế còn lại của tài sản vô hình cần xem xét đến những yếu tố gì? Theo Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13, có những cách tiếp cận nào trong thẩm định giá tài sản vô hình? Câu hỏi của anh Thanh Kha ở Bình Dương.

Khi thẩm định giá tài sản vô hình, xác định cơ sở giá trị của thẩm định giá căn cứ vào đâu?

Căn cứ theo Mục 6 Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 Thẩm định giá tài sản vô hình Ban hành kèm theo Thông tư 06/2014/TT-BTC quy định như sau:

NỘI DUNG TIÊU CHUẨN
...
6. Xác định cơ sở giá trị của thẩm định giá.
Căn cứ vào mục đích thẩm định giá, thẩm định viên xác định rõ loại giá trị cần ước tính của tài sản vô hình là giá trị thị trường hay giá trị phi thị trường.
Trường hợp ước tính giá trị phi thị trường của tài sản vô hình là giá trị đối với người sở hữu tài sản vô hình đó, cần tính đến các yếu tố đặc trưng liên quan chỉ tác động đến người chủ sở hữu tài sản vô hình, ví dụ như các ưu đãi về thuế, giá trị tăng thêm do sử dụng kết hợp tài sản vô hình cần thẩm định giá với các tài sản khác cùng thuộc sở hữu của một chủ sở hữu,...

Theo đó, xác định cơ sở giá trị của thẩm định giá căn cứ vào mục đích thẩm định giá, thẩm định viên xác định rõ loại giá trị cần ước tính của tài sản vô hình là giá trị thị trường hay giá trị phi thị trường.

Trường hợp ước tính giá trị phi thị trường của tài sản vô hình là giá trị đối với người sở hữu tài sản vô hình đó, cần tính đến các yếu tố đặc trưng liên quan chỉ tác động đến người chủ sở hữu tài sản vô hình, ví dụ như các ưu đãi về thuế, giá trị tăng thêm do sử dụng kết hợp tài sản vô hình cần thẩm định giá với các tài sản khác cùng thuộc sở hữu của một chủ sở hữu,...

Tài sản 1

Khi thẩm định giá tài sản vô hình, xác định cơ sở giá trị của thẩm định giá căn cứ vào đâu? (Hình từ Internet)

Khi ước tính tuổi đời kinh tế còn lại của tài sản vô hình cần xem xét đến những yếu tố gì?

Căn cứ theo Mục 7 Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 Thẩm định giá tài sản vô hình Ban hành kèm theo Thông tư 06/2014/TT-BTC quy định như sau:

NỘI DUNG TIÊU CHUẨN
...
7. Ước tính tuổi đời kinh tế còn lại:
Tuổi đời kinh tế còn lại của tài sản vô hình được sử dụng trong tất cả các cách tiếp cận thẩm định giá tài sản vô hình.
Tuổi đời kinh tế còn lại của tài sản vô hình chịu tác động của yếu tố pháp luật, kinh tế, công nghệ như: quy mô và triển vọng của thị trường, sự phát triển của khoa học công nghệ, mức độ độc đáo, khác biệt của tài sản vô hình, sự cạnh tranh của các tài sản vô hình tương tự... Khi ước tính tuổi đời kinh tế còn lại cần xem xét các yếu tố sau:
- Thời gian bảo hộ của pháp luật đối với tài sản vô hình là quyền sở hữu trí tuệ;
- Quy định tại các hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật gắn liền với tài sản vô hình cần thẩm định;
- Quyết định của tòa án hoặc của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến tài sản vô hình cần thẩm định;
- Các yếu tố kinh tế như quy mô và triển vọng của thị trường sản phẩm, dịch vụ gắn với tài sản vô hình cần thẩm định;
- Sự phát triển của khoa học công nghệ, sự ra đời của các sáng chế tương tự hoặc hiệu quả hơn, dẫn tới sự lỗi thời chức năng, lỗi thời kinh tế của tài sản vô hình cần thẩm định; các yếu tố khoa học kỹ thuật có liên quan khác;
- Các kết quả thống kê, phân tích (nếu có) về tuổi thọ hiệu quả của các nhóm tài sản vô hình;
- Các yếu tố khác có liên quan đến việc ước tính tuổi đời kinh tế còn lại của tài sản thẩm định giá.
Ví dụ về ước tính tuổi đời kinh tế còn lại của một sáng chế về một loại thuốc tân dược: Sáng chế của thuốc này đã đăng ký bản quyền và được pháp luật tiếp tục bảo hộ trong vòng 05 năm tới. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện nay cho thấy sẽ có một loại thuốc tương tự có hiệu quả chữa bệnh cao hơn có thể được nghiên cứu thành công và đưa vào sản xuất trong vòng 03 năm tới. Như vậy, tuổi đời kinh tế còn lại của sáng chế này được đánh giá là 03 năm.

Như vậy, tuổi đời kinh tế còn lại của tài sản vô hình được sử dụng trong tất cả các cách tiếp cận thẩm định giá tài sản vô hình.

Tuổi đời kinh tế còn lại của tài sản vô hình chịu tác động của yếu tố pháp luật, kinh tế, công nghệ như: quy mô và triển vọng của thị trường, sự phát triển của khoa học công nghệ, mức độ độc đáo, khác biệt của tài sản vô hình, sự cạnh tranh của các tài sản vô hình tương tự...

Khi ước tính tuổi đời kinh tế còn lại cần xem xét các yếu tố được quy định cụ thể trên.

Theo Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13, có những cách tiếp cận nào trong thẩm định giá tài sản vô hình?

Căn cứ theo Mục 8 Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 Thẩm định giá tài sản vô hình Ban hành kèm theo Thông tư 06/2014/TT-BTC quy định như sau:

NỘI DUNG TIÊU CHUẨN
...
8. Các cách tiếp cận trong thẩm định giá tài sản vô hình bao gồm: cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí, cách tiếp cận từ thu nhập. Mỗi cách tiếp cận bao gồm nhiều phương pháp thẩm định giá khác nhau.
Căn cứ vào loại tài sản vô hình cần thẩm định giá, mục đích thẩm định giá, thời điểm thẩm định giá, các thông tin và số liệu về tài sản cần thẩm định giá có thể thu thập được, thẩm định viên cần lựa chọn cách tiếp cận thẩm định giá phù hợp.
Trong quá trình áp dụng các phương pháp thẩm định giá, để kiểm tra mức độ tin cậy của kết quả thẩm định giá, thẩm định viên áp dụng kỹ thuật phân tích độ nhậy. Cụ thể là xem xét, phân tích sự thay đổi của kết quả thẩm định giá khi thay đổi giá trị của một số thông số quan trọng đối với từng trường hợp thẩm định giá, ví dụ như tỷ suất chiết khấu, tỷ suất vốn hóa,...

Theo đó, các cách tiếp cận trong thẩm định giá tài sản vô hình bao gồm: cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí, cách tiếp cận từ thu nhập. Mỗi cách tiếp cận bao gồm nhiều phương pháp thẩm định giá khác nhau.

Căn cứ vào loại tài sản vô hình cần thẩm định giá, mục đích thẩm định giá, thời điểm thẩm định giá, các thông tin và số liệu về tài sản cần thẩm định giá có thể thu thập được, thẩm định viên cần lựa chọn cách tiếp cận thẩm định giá phù hợp.

Trong quá trình áp dụng các phương pháp thẩm định giá, để kiểm tra mức độ tin cậy của kết quả thẩm định giá, thẩm định viên áp dụng kỹ thuật phân tích độ nhậy. Cụ thể là xem xét, phân tích sự thay đổi của kết quả thẩm định giá khi thay đổi giá trị của một số thông số quan trọng đối với từng trường hợp thẩm định giá, ví dụ như tỷ suất chiết khấu, tỷ suất vốn hóa,...

Thẩm định giá tài sản vô hình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Yếu tố so sánh cần cân nhắc khi thẩm định giá tài sản vô hình là gì? Điều kiện áp dụng phương pháp so sánh trong thẩm định giá tài sản vô hình?
Pháp luật
Áp dụng phương pháp chi phí thay thế theo cách tiếp cận từ chi phí trong thẩm định giá tài sản vô hình khi nào?
Pháp luật
Tỷ lệ tiền sử dụng tài sản vô hình là thông tin cần có để áp dụng phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình?
Pháp luật
Chênh lệch chi phí nghiên cứu, triển khai tài sản vô hình được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Tỷ suất chiết khấu được sử dụng để tính lợi ích thuế giảm trừ do khấu hao có thể được cân nhắc xác định trên cơ sở gì?
Pháp luật
Tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ có phải là tài sản vô hình không? Ước tính tuổi đời kinh tế cần xem xét các yếu tố gì?
Pháp luật
Tài sản vô hình có thể tạo ra các dòng thu nhập thông qua đâu? Thẩm định giá tài sản vô hình có thể phân tích những nội dung gì?
Pháp luật
Tài sản vô hình là gì? Khi ước tính tuổi đời kinh tế của tài sản vô hình cần xem xét những yếu tố như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn thực hiện Phương pháp thu nhập tăng thêm trong thẩm định giá tài sản vô hình từ ngày 01/7/2024 như thế nào?
Pháp luật
Cách tiếp cận từ thu nhập xác định giá trị của tài sản vô hình thông qua đâu? Cách tiếp cận từ thu nhập có những phương pháp chính nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thẩm định giá tài sản vô hình
2,260 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thẩm định giá tài sản vô hình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thẩm định giá tài sản vô hình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào