Khi tham gia Công ước Chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc thì các nước bị ảnh hưởng bởi mạc hoá và hạn hán sẽ có nghĩa vụ gì?

Em ơi cho anh hỏi: Khi tham gia Công ước Chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc thì các nước bị ảnh hưởng bởi mạc hoá và hạn hán sẽ có nghĩa vụ gì? Các nước phát triển thì có nghĩa vụ như thế nào? Đây là câu hỏi của anh Minh Hàn đến từ Đà Nẵng.

Khi tham gia Công ước Chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc thì các nước bị ảnh hưởng bởi mạc hoá và hạn hán sẽ có nghĩa vụ gì?

Căn cứ theo Điều 5 Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:

Nghĩa vụ của các nước bị ảnh hưởng bởi mạc hoá và hạn hán
Ngoài các nghĩa vụ ghi trong Điều 4, các Bên phải:
(a) tập trung ưu tiên chống sa mạc hoá và giảm nhẹ ảnh hưởng của hạn hán và huy động đủ nguồn lực theo khả năng của mình.
(b) Xây dựng chiến lược và các ưu tiên trong khuôn khổ kế hoạch phát triển bền vững hoặc trong các chính sách để phòng chống sa mạc hoá và giảm bớt hạn hán.
(c) Khắc phục các nguyên nhân dẫn đến sa mạc hoá và chú ý đến các nhân tố kinh tế xã hội dẫn đến quá trình sa mạc hoá.
(d) Tăng cường nhận thức và sự tham gia của người dân đặc biệt là phụ nữ và thanh niên trong công tác phòng chống sa mạc hoá
(e) Tạo môi trường pháp lý thông qua việc tăng cường hiệu lực của các văn bản pháp luật hiện có, ban hành các luật mới, các chính sách và chương trình hoạt động dài hạn.

Theo đó, khi tham gia Công ước Chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc thì các nước bị ảnh hưởng bởi mạc hoá và hạn hán sẽ có nghĩa vụ khác ngoài các nghĩ vụ được quy định tại Điều 4 Công ước này như:

- Tập trung ưu tiên chống sa mạc hoá và giảm nhẹ ảnh hưởng của hạn hán và huy động đủ nguồn lực theo khả năng của mình.

- Xây dựng chiến lược và các ưu tiên trong khuôn khổ kế hoạch phát triển bền vững hoặc trong các chính sách để phòng chống sa mạc hoá và giảm bớt hạn hán.

- Khắc phục các nguyên nhân dẫn đến sa mạc hoá và chú ý đến các nhân tố kinh tế xã hội dẫn đến quá trình sa mạc hoá.

- Tăng cường nhận thức và sự tham gia của người dân đặc biệt là phụ nữ và thanh niên trong công tác phòng chống sa mạc hoá

- Tạo môi trường pháp lý thông qua việc tăng cường hiệu lực của các văn bản pháp luật hiện có, ban hành các luật mới, các chính sách và chương trình hoạt động dài hạn.

Sa mạc hóa

Sa mạc hóa (Hình từ Internet)

Các nước phát triển khi tham gia Công ước Chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc sẽ có những nghĩa vụ nào?

Căn cứ theo Điều 6 Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:

Nghĩa vụ của các nước phát triển
Ngoài nghĩa vụ chung trong Điều 4, các Bên thuộc các nước đã phát triển chịu trách nhiệm:
(a) hỗ trợ tích cực, cá nhân hay tập thể, giúp các nước đang phát triển đang bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá nhất là các nước Châu Phi, và các nước kém phát triển nhất, chống sa mạc hoá và giảm bớt ảnh hưởng của hạn hán .
(b) cung cấp nguồn tài chính và các hình thức hỗ trợ khác giúp các nước bị sa mạc hoá trong các nước đang phát triển đặc biệt là các nước tại Châu Phi nhằm thực hiện có hiệu quả các kế hoạch và chiến lược dài hạn của họ về chống sa mạc hoá.
(c) tăng cường huy động nguồn vốn mới từ các tổ chức cá nhân và phi chính phủ.
(d) tăng cường và tạo điều kiện giúp các nước bị ảnh hưởng bởi sa mạc, hỗ trợ kỹ thuật và kiến thức.

Ngoài những nghĩa vụ được quy định tại Điều 4 Công ước Chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc năm 1994 thì khi tham gia Công ước này các nước phát triển còn có các nghĩa vụ sau:

- Hỗ trợ tích cực, cá nhân hay tập thể, giúp các nước đang phát triển đang bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá nhất là các nước Châu Phi, và các nước kém phát triển nhất, chống sa mạc hoá và giảm bớt ảnh hưởng của hạn hán .

- Cung cấp nguồn tài chính và các hình thức hỗ trợ khác giúp các nước bị sa mạc hoá trong các nước đang phát triển đặc biệt là các nước tại Châu Phi nhằm thực hiện có hiệu quả các kế hoạch và chiến lược dài hạn của họ về chống sa mạc hoá.

- Tăng cường huy động nguồn vốn mới từ các tổ chức cá nhân và phi chính phủ.

- Tăng cường và tạo điều kiện giúp các nước bị ảnh hưởng bởi sa mạc, hỗ trợ kỹ thuật và kiến thức.

Khi thực hiện Công ước Chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc thì những quốc gia nào sẽ được ưu tiên?

Căn cứ theo Điều 7 Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:

Ưu tiên cho Châu Phi
Để thực hiện Công ước này các bên tham gia sẽ dành ưu tiên cho các nước ở Châu Phi hiện đang bị ảnh hưởng nặng nề đồng thời cũng sẽ hỗ trợ các nước đang phát triển khác hiện cũng bị ảnh hưởng

Như vậy, khi thực hiện Công ước Chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc thì cho các nước ở Châu Phi hiện đang bị ảnh hưởng nặng nề sẽ được ưu tiên và đồng thời cũng sẽ hỗ trợ các nước đang phát triển khác hiện cũng bị ảnh hưởng.

Công ước Chống sa mạc hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Các chương trình tiểu vùng và hành động chung chống sa mạc hóa cho vùng Châu Á thực hiện được quy định như thế nào?
Pháp luật
Để thực hiện được nghĩa vụ ghi trong Công ước Chống sa mạc hóa thì các bên tham gia cần lưu ý đến các điều kiện cụ thể của các nước trong vùng Châu Á như thế nào?
Pháp luật
Các nước tham gia Công ước Chống sa mạc hóa thuộc Châu Phi có thể giao trách nhiệm nào cho các tổ chức liên chính phủ tiểu vùng?
Pháp luật
Trong chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa tại các vùng Châu Phi thì việc cải thiện môi trường kinh tế để góp phần giảm nghèo sẽ có những biện pháp nào?
Pháp luật
Các bên tham gia Công ước Chống sa mạc hóa thuộc các nước Châu Phi căn cứ vào nghĩa vụ chung và cụ thể sẽ tập trung vào những nội dung nào?
Pháp luật
Để thực hiện được việc chống sa mạc hóa tại vùng Châu Phi thì các bên tham gia cần vạch ra một phương pháp lưu ý đến các điều kiện đặc biệt nào của Châu Phi?
Pháp luật
Tăng cường năng lực và đào tạo cho các nước về phòng chống sa mạc hóa và hạn hán được các quốc gia thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi nước có thể tập trung vào các chương trình ưu tiên nào?
Pháp luật
Hội nghị các bên tham gia Công ước Chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc sẽ có tôn chỉ mục đích và đưa ra các quyết định để thúc đẩy việc thực hiện Công ước như thế nào?
Pháp luật
Hội nghị của các bên tham gia Công ước Chống sa mạc hoá thiết lập một bộ máy tài chính sẽ xem xét các chính sách và giải pháp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công ước Chống sa mạc hóa
856 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công ước Chống sa mạc hóa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công ước Chống sa mạc hóa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào