Khi tham gia đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm thì cá nhân sẽ được bồi dưỡng những nội dung gì?
Khi tham gia đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm thì cá nhân sẽ được bồi dưỡng những nội dung gì?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 69/2022/TT-BTC thì quy định về nội dung đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm như sau:
Nội dung đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm
1. Cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm theo các nội dung sau:
a) Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm và phụ trợ bảo hiểm;
b) Nguyên lý cơ bản về bảo hiểm;
c) Kiến thức về nghiệp vụ bảo hiểm;
d) Quy trình thực hiện các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
2. Các nội dung đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này tương ứng với loại hình bảo hiểm, nghiệp vụ bảo hiểm của từng loại chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm quy định tại Điều 6 Thông tư này.
Theo đó, cá nhân tham gia đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm sẽ được bồi dưỡng về một số nội dung như:
- Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm và phụ trợ bảo hiểm;
- Nguyên lý cơ bản về bảo hiểm;
- Kiến thức về nghiệp vụ bảo hiểm;
- Quy trình thực hiện các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
Tải về mẫu chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm mới nhất 2023: Tại Đây
Khi tham gia đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm thì cá nhân sẽ được bồi dưỡng những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm sẽ bao gồm những loại chứng chỉ nào?
Theo Điều 6 Thông tư 69/2022/TT-BTC thì chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm sẽ bao gồm các loại chứng chỉ sau:
Chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm
Chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 143 Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 16 tháng 6 năm 2022 là một trong các loại chứng chỉ sau:
1. Đối với chứng chỉ về tư vấn do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp:
a) Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm nhân thọ;
b) Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm phi nhân thọ;
c) Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm sức khỏe.
2. Đối với chứng chỉ về đánh giá rủi ro bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp:
a) Chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm nhân thọ;
b) Chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ;
c) Chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm sức khỏe.
3. Đối với chứng chỉ về giám định tổn thất bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp:
a) Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển và đường thủy nội địa (sau đây gọi tắt là chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm hàng hải);
b) Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm hàng không;
c) Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm phi nhân thọ (trừ bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm hàng không).
4. Đối với chứng chỉ về hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp:
a) Chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm nhân thọ;
b) Chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ;
c) Chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm sức khỏe.
5. Đối với chứng chỉ do cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài cấp:
a) Chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư này có giá trị tương đương các chứng chỉ quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 và điểm a khoản 4 Điều này;
b) Chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư này có giá trị tương đương các chứng chỉ quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều này;
c) Chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư này có giá trị tương đương các chứng chỉ quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 và điểm c khoản 4 Điều này;
d) Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm phi nhân thọ do cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài cấp có giá trị tương đương các chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều này;
Từ quy định trên thì chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm sẽ bao gồm những loại chứng chỉ:
- Chứng chỉ về tư vấn do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp;
- Chứng chỉ về giám định tổn thất bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp;
- Chứng chỉ về hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp;
- Chứng chỉ do cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài cấp theo quy định tại Điều 4 Thông tư 69/2022/TT-BTC.
Trong mỗi loại chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm sẽ có từng loại chứng chỉ chuyển ngành khách nhau theo quy định pháp luật nêu trên.
Việc tổ chức thi chứng chỉ phụ trợ bảo hiểm sẽ được tổ chức bao nhiêu lần một năm?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 69/2022/TT-BTC quy định về việc tổ chức thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm như sau:
Tổ chức thi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm
Việc tổ chức thi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm được thực hiện theo quy định sau:
1. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm là đơn vị tổ chức thi.
2. Các kỳ thi được tổ chức tại địa điểm thi tập trung do Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm thông báo.
3. Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm thông báo cụ thể thời gian, địa điểm tổ chức thi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm của năm kế tiếp trên Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ.
Theo đó, không có quy định cụ thể về số lần tổ chức thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm hàng năm.
Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm sẽ thông báo cụ thể thời gian, địa điểm tổ chức thi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm của năm kế tiếp trên Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?