Khi tham gia Hội nghị các bên tham gia Công ước Chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc thường kỳ thì phải nộp báo cáo thông qua cơ quan nào?
- Khi tham gia Hội nghị các bên tham gia Công ước Chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc thường kỳ thì phải nộp báo cáo thông qua cơ quan nào?
- Các quốc gia khi tham gia Công ước Chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc mà có tranh chấp thì sẽ được giải quyết thông qua biện pháp nào?
- Những nước nào được đề nghị sửa đổi Công ước Chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc?
Khi tham gia Hội nghị các bên tham gia Công ước Chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc thường kỳ thì phải nộp báo cáo thông qua cơ quan nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:
Chuyển giao thông tin
1. Tất cả các bên phải gửi cho Hội nghị họp thường kỳ thông qua Ban thư ký thường trực các báo cáo về các biện pháp đưa ra để thực hiện Công ước. Hội nghị sẽ biên soạn các biểu mẫu cho báo cáo .
2. Các nước bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá sẽ phải trình bầy về chiến lược của mình như Điều 5 và các thông tin khác liên quan đến thực hiện công ước.
3. Các nước thực hiện các chương trình hành động sẽ phải cung cấp chi tiết về việc thực hiện các chương trình đó,
4. Các nước có thể cùng nhau thực hiện các biện pháp trong vùng hoặc tiểu vùng trong khuôn khổ chương trình hành động của mình,
5. Các nước đã phát triển sẽ báo cáo về các biện pháp giúp xây dựng và thực thi các chương trình hành động bao gồm cả phần tài chính.
6. Ban thư ký sẽ chuyển các thông tin của mục 1 và 4 trên cho Hội nghị và các cơ quan thuộc hội nghị
7. Hội nghị sẽ cung cấp cho các bên theo yêu cầu hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật cho biên soạn và chuyển giao thông tin và xác định các nhu cầu hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật cho các chương trình.
Như vậy, khi tham gia Hội nghị các bên tham gia Công ước Chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc thường kỳ thì phải nộp báo cáo thông qua Ban thư ký thường trực.
Các biểu mẫu báo cáo này sẽ do Hội nghị biên soạn.
Chống sa mạc hoá (Hình từ Internet)
Các quốc gia khi tham gia Công ước Chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc mà có tranh chấp thì sẽ được giải quyết thông qua biện pháp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:
Giải quyết tranh chấp
1 Các bên sẽ giải quyết mọi tranh chấp giữa các bên với nhau liên quan đến thực hiện Công ước thông qua đàm phán hoà bình.
2. Trong thời gian phê chuẩn và thông qua Công ước có thể có nước viết thư khiếu nại và tranh chấp thì mọi tranh chấp các bên sẽ phải giải quyết như sau:
(a) Thông qua trọng tài theo như qui định mà Hội nghị các nước tham gia Công ước đưa ra;
(b) Gửi tranh chấp lên toà án quốc tế
Theo đó, các quốc gia khi tham gia Công ước Chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc mà có tranh chấp thì sẽ được giải quyết thông qua đàm phán hoà bình.
Trong thời gian phê chuẩn và thông qua Công ước có thể có nước viết thư khiếu nại và tranh chấp thì mọi tranh chấp các bên sẽ phải giải quyết như sau:
- Thông qua trọng tài theo như qui định mà Hội nghị các nước tham gia Công ước đưa ra;
- Gửi tranh chấp lên toà án quốc tế.
Những nước nào được đề nghị sửa đổi Công ước Chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 30 Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:
Sửa đổi Công ước
1. Tất cả các bên có quyền đề nghị sửa đổi Công ước
2. Việc sử đổi sẽ được các phiên họp cả Hội nghị các bên tham gia công ước thông qua. Văn bản sửa sẽ được gửi cho các bên trước khi họp ít nhất 6 tháng
3. Các bên sẽ thảo luận và cố gắng đi đến thống nhất những điểm cần sửa đổi. Nếu các bên không đi đến thống nhất thì sẽ bỏ phiếu và nếu số phiếu được 2/3 số đại biểu có mặt đồng ý thì nhất trí sửa đổi.
4. Bản sửa đổi sẽ có hiệu lực sau 90 ngày kể từ ngày nhất trí sửa đổi.
Như vậy, tất cả các bên có quyền được đề nghị sửa đổi Công ước Chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc.
Việc sửa đổi sẽ được các phiên họp cả Hội nghị các bên tham gia công ước thông qua. Văn bản sửa sẽ được gửi cho các bên trước khi họp ít nhất 6 tháng.
Các bên sẽ thảo luận và cố gắng đi đến thống nhất những điểm cần sửa đổi. Nếu các bên không đi đến thống nhất thì sẽ bỏ phiếu và nếu số phiếu được 2/3 số đại biểu có mặt đồng ý thì nhất trí sửa đổi.
Bản sửa đổi sẽ có hiệu lực sau 90 ngày kể từ ngày nhất trí sửa đổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?