Khi thay đổi loại hình doanh nghiệp có cần ký lại hợp đồng lao động không? Trường hợp đã hết kỳ hạn thời gian thử việc nhưng không ký hợp đồng lao động có bị xử phạt không?
Thay đổi loại hình doanh nghiệp là gì? Có những hình thức chuyển đổi như thế nào?
Căn cứ khoản 31 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
"31. Tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp."
Như vậy, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một trong những hình thức tổ chức lại doanh nghiệp theo nhu cầu của doanh nghiệp.
Căn cứ Chương IX Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về những hình thức chuyển đổi doanh nghiệp bao gồm:
+ Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần
+ Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
+ Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
+ Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh
Khi thay đổi loại hình doanh nghiệp có cần ký lại hợp đồng lao động không?
Có cần ký lại hợp đồng lao động khi thay đổi loại hình doanh nghiệp?
Căn cứ Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
- Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
- Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
- Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
- Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
- Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
- Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.
- Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.
- Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
- Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.
Như vậy, việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp không thuộc một trong những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 nên người sử dụng lao động và người lao động không kết ký lại hợp đồng lao động khi tổ chức lại doanh nghiệp.
Không ký hợp đồng lao động sau khi kết thúc thử việc bị xử phạt thế nào?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về thử việc như sau:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
+ Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng;
+ Không thông báo kết quả thử việc cho người lao động theo quy định.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
+ Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;
+ Thử việc quá thời gian quy định;
+ Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;
+ Không giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi thử việc đạt yêu cầu đối với trường hợp hai bên có giao kết hợp đồng thử việc.
- Biện pháp khắc phục hậu quả
+ Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a, b, c khoản 2 Điều này;
+ Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.
Như vậy, trường hợp bạn đã ký hợp đồng thử việc sau khi bạn kết thúc thời gian thử việc và bạn đã đạt yêu cầu mà công ty vẫn không giao kết hợp đồng lao động thì có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Trên đây là những quy định pháp luật liên quan đến nội dung tổ chức lại doanh nghiệp và giao kết hợp đồng lao động mà bạn quan tâm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất theo Nghị định 175?
- Tải toàn bộ phương pháp xác định suất vốn đầu tư xây dựng file word? Trình tự xác định suất vốn đầu tư xây dựng và nội dung các bước công việc?
- Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng được cấp mấy mã số chứng chỉ năng lực? Điều kiện chung về kinh nghiệm để được cấp chứng chỉ?
- Điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng theo Nghị định 175? Yêu cầu đối với khảo sát xây dựng?
- Tải về toàn bộ phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng mới nhất? Quy định về việc thu thập, xử lý số liệu, dữ liệu khi xác định chỉ số giá xây dựng?