Khi thay đổi phóng viên thường trú thì cơ quan báo chí phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Khi thay đổi phóng viên thường trú thì cơ quan báo chí phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Cơ quan báo chí không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thay đổi phóng viên thường trú thì bị xử phạt thế nào?
- Trưởng đoàn thanh tra của Cục Báo chí có quyền xử phạt cơ quan báo chí không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thay đổi phóng viên thường trú không?
Khi thay đổi phóng viên thường trú thì cơ quan báo chí phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ khoản 6 Điều 22 Luật Báo chí 2016 quy định về văn phòng đại diện, phóng viên thường trú của cơ quan báo chí như sau:
Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú của cơ quan báo chí
...
6. Chậm nhất là 05 ngày trước khi có sự thay đổi về địa Điểm, trưởng văn phòng đại diện, phóng viên thường trú hoặc đình chỉ, chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện, phóng viên thường trú, cơ quan báo chí thông báo bằng văn bản với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt văn phòng đại diện, nơi có phóng viên thường trú hoạt động.
...
Theo quy định trên, khi thay đổi phóng viên thường trú thì cơ quan báo chí phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có phóng viên thường trú hoạt động tron thời hạn chậm nhất là 05 ngày trước khi có sự thay đổi.
Cơ quan báo chí (Hình từ Internet)
Cơ quan báo chí không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thay đổi phóng viên thường trú thì bị xử phạt thế nào?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 Nghị định 119/2020/NĐ-CP, được bố sung bởi khoản 16 Điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về chế độ báo cáo trong hoạt động báo chí, hoạt động cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử tổng hợp như sau:
Vi phạm quy định về chế độ báo cáo trong hoạt động báo chí, hoạt động cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử tổng hợp
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thay đổi địa điểm văn phòng đại diện, trưởng văn phòng đại diện của cơ quan báo chí;
b) Không thông báo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thành lập, đình chỉ, chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện của cơ quan báo chí; không thông báo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc cử, thay đổi, đình chỉ hoạt động của phóng viên thường trú;
c) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xuất bản phụ trương quảng cáo;
d) Báo cáo, giải trình không đúng nội dung, thời hạn hoặc không chính xác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp có thay đổi chủ sở hữu, thay đổi địa điểm không thông báo hoặc thông báo không đầy đủ bằng văn bản trong thời hạn quy định cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
...
Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, cơ quan báo chí không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thay đổi phóng viên thường trú thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Trưởng đoàn thanh tra của Cục Báo chí có quyền xử phạt cơ quan báo chí không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thay đổi phóng viên thường trú không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 119/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng đoàn thanh tra của Cục Báo chí như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra
...
2. Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra cấp Sở, Trưởng đoàn thanh tra của Cục Báo chí, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục Xuất bản, In và Phát hành có thẩm quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
...
Như vậy, cơ quan báo chí không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thay đổi phóng viên thường trú thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 5.000.000 đồng nên Trưởng đoàn thanh tra của Cục Báo chí có quyền xử phạt cơ quan này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?
- Mẫu biên bản bàn giao công nợ mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word biên bản bàn giao công nợ ở đâu?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?