Khi thiết kế xây dựng nhà hát cần đáp ứng những yêu cầu gì về an toàn phòng chống cháy? Nhà hát từ bao nhiêu ghế ngồi thì phải có màn ngăn cháy?
Màn ngăn cháy được hiểu là gì?
Căn cư theo tiểu mục 3.15 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9369 : 2012 quy định về màn ngăn cháy, theo đó màn ngăn cháy được hiểu là màn lớn bằng kim loại và vật liệu chịu được cháy nổ, ngăn được áp suất và lửa, khói, khí độc, dùng để ngăn sự truyền cháy lan lửa, khói, khí độc từ phần này sang phần khác trong nhà hát. Màn ngăn cháy thường nằm phía trên trần, khi có sự cố, hỏa hoạn thì được hạ xuống. Màn ngăn cháy quan trọng nhất nằm ở vùng tiền đài để ngăn chia vùng có nguy cơ cháy cao nhất (sân khấu) với vùng cần bảo vệ nhất (khán giả). Trong nhà hát - phòng khán giả quy mô lớn, màn ngăn cháy còn được bố trí ở một số khu vực khác nhằm phân chia, cô lập vùng cháy khi có sự cố.
Khi thiết kế xây dựng nhà hát cần đáp ứng những yêu cầu gì về an toàn phòng chống cháy?
Khi thiết kế xây dựng nhà hát cần đáp ứng những yêu cầu gì về an toàn phòng chống cháy? Nhà hát từ bao nhiêu ghế ngồi thì phải có màn ngăn cháy?
Tại Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9369 : 2012 quy định về những yêu cầu đối với an toàn phòng chống cháy khi thiết kế nhà hát cụ thể như sau:
(1) Yêu cầu chung:
- Toàn bộ thiết kế kết cấu, vật liệu trong nhà hát - phòng khán giả và thiết bị báo cháy, thiết bị chữa cháy... phải tuân theo các quy định về an toàn cháy cho nhà và công trình [2] và TCVN 2622 : 1995.
- Tại các vị trí giao nhau giữa các bộ phận ngăn cháy với các kết cấu bao che phải có các giải pháp bảo đảm không để cháy lan truyền qua các bộ phận ngăn cháy này;
- Các tường ngăn cháy, dùng để phân chia thành các khoang ngăn cháy, phải được bố trí theo chiều cao công trình và phải bảo đảm không để cháy lan truyền từ phía nguồn cháy vào khoang ngăn cháy liền kề.
(2) Màn ngăn cháy
- Nhà hát có phòng khán giả cỡ B trở lên (Từ 801 ghế ngồi trở lên) phải có màn ngăn cháy ở vị trí tiền đài;
- Nhà hát có phòng khán giả ngoại cỡ (1 500 ghế trở lên) phải có màn ngăn cháy ở vị trí tiền đài và các vị trí có thể tập trung đông người khác như sảnh nghỉ, căn tin, phòng khiêu vũ.
(3) Nguyên tắc thiết kế thoát người
a) Số lượng người phải thoát:
- Cho phần khán giả: 100 % số ghế khán giả.
- Cho phần sân khấu với diện tích sàn sân khấu: 2 m2/ người.
b) Trong giai đoạn thiết kế cơ sở (dự án đầu tư xây dựng) tiêu chuẩn tính toán cho 100 khán giả là 120 cm cửa thoát. Số lẻ tới 50 khán giả tính thêm 60 cm, số lẻ từ 50 khán giả tới 100 khán giả tính thêm 120 cm. Số cửa thoát phải áp dụng cho từng khu vực thoát người trên nguyên tắc chạy rời xa phía sân khấu tới cửa gần nhất.
c) Thời gian thoát người chậm nhất cho phép:
- Thoát ra khỏi sân khấu: 1,5 min;
- Thoát ra khỏi phòng khán giả: 2 min;
- Thoát ra khỏi công trình nhà hát: 6 min.
(4) Tính toán thời gian chạy thoát theo các điều kiện sau:
- Tốc độ dòng người giữa hai hàng ghế: 16 m/min;
- Tốc độ dòng người theo phương ngang trong phòng khán giả sau khi ra khỏi hàng ghế: 16 m/min;
- Tốc độ dòng người theo cầu thang: 10 m/min;
CHÚ THÍCH: Chiều dài cầu thang, kể cả chiếu nghỉ tính bằng 2,5 lần chiều cao cầu thang.
- Tốc độ dòng người sau khi đã ra khỏi phòng khán giả: 24 m/min;
- Khả năng lọt người tối đa qua cửa hoặc lối đi rộng từ 150 cm trở xuống: 50 người/min;
- Khả năng lọt người tối đa qua cửa hoặc lối đi rộng trên 150 cm: 60 người/min;
CHÚ THÍCH: Đối với nhà hát - phòng khán giả dành riêng cho trẻ em hoặc nhà hát ở khu vực tính toán động đất tới cấp VII trở lên phải giảm 20 % thời gian thoát người chậm nhất cho phép.
- Từ sân khấu hoặc từ mỗi khu vực khán giả phải có ít nhất 2 lối thoát, 2 cửa, 2 cầu thang;
- Các thang máy, thang tải động, các cửa thường xuyên khóa không được tính toán như lối thoát người.
Như vậy, khi thiết kế nhà hát thì cần phải tuân thủ các yêu cầu về an toàn phòng chống cháy theo như quy định nêu trên. Đồng thời, cũng tại quy định này thì đối với nhà hát có phòng khán giả từ cỡ B trở lên (tức là từ 801 ghế ngồi trở lên) thì phải có màn ngăn cháy ở vị trí tiền đài. Riêng với phòng khán giả ngoại cỡ (trên 1 500 ghế) thì phải có màn ngăn cháy ở vị trí tiền đài và cả các vị trí có thể tập trung đông người khác như sảnh nghỉ, căn tin, phòng khiêu vũ bạn nhé.
Màn, rèm trong phòng khán giả của nhà hát phải đảm bảo các yêu cầu nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6.1.22 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9369 : 2012 quy định về yêu cầu thiết kế đối với màn, rèm phòng khán giả của nhà hát cụ thể như sau:
- Phải làm bằng vật liệu không bắt cháy hoặc khó bắt cháy;
- Không làm vướng lối đi lại, lối thoát người;
- Chỉ treo bằng mép trên chứ không cố định ở mép bên hoặc mép dưới;
- Điểm thấp nhất của mép dưới màn rèm phải cách mặt sàn ít nhất 15 cm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ đội địa phương là lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân? Chỉ huy cao nhất trong Quân đội nhân dân?
- Việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản từ 2025 như thế nào? Tài sản nào không được kê biên trong thi hành án dân sự?
- Concert ATSH đêm 3 và đêm 4 tổ chức tại sân Mỹ Đình được UBND Thành phố Hà Nội thống nhất theo Thông báo 4032?
- Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất ở có phải xin phép không? Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa như thế nào?
- Giới nghiêm là biện pháp cấm người đi lại đúng không? Ai ban bố lệnh giới nghiêm tại địa phương cấp tỉnh?