Khi thông báo hợp đồng gia công lại không đúng thời hạn thì doanh nghiệp có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
- Thông báo hợp đồng gia công lại không đúng thời hạn thì doanh nghiệp có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
- Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh có quyền phạt tiền doanh nghiệp thông báo hợp đồng gia công lại không đúng thời hạn không?
- Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh có quyền lập biên bản xử phạt doanh nghiệp thông báo hợp đồng gia công lại không đúng thời hạn khi nào?
Thông báo hợp đồng gia công lại không đúng thời hạn thì doanh nghiệp có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm e khoản 3 Điều 7 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế
...
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nộp tờ khai hải quan khi chưa có hàng hóa xuất khẩu tập kết tại địa điểm đã thông báo với cơ quan hải quan;
b) Không nộp báo cáo quyết toán, báo cáo tình hình sử dụng hàng hóa miễn thuế đúng thời hạn quy định;
c) Nộp hồ sơ đề nghị áp dụng mức thuế suất 0% đối với linh kiện nhập khẩu theo Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp ô tô hoặc Chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô không đúng thời hạn quy định;
d) Không xử lý đúng thời hạn quy định đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn và sản phẩm gia công khi hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực;
đ) Thông báo bổ sung thông tin không đúng thời hạn quy định khi có sự thay đổi cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu;
e) Thông báo hợp đồng gia công lại, phụ lục hợp đồng gia công lại không đúng thời hạn quy định;
...
Vì theo điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền trên là mức phạt tiền đối với tổ chức, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức, trừ trường hợp mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 10 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân và mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế quy định tại các Điều 9, 14 Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với cả cá nhân và tổ chức.
Theo đó, doanh nghiệp thông báo hợp đồng gia công lại không đúng thời hạn thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 128/2020/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
...
3. Mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức:
đ) Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 7, Điều 8, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24 và các khoản 1, 3, 4 Điều 25 Nghị định này là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mỗi tình tiết được giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
...
Như vậy, mức phạt tiền cụ thể đối với doanh nghiệp thông báo hợp đồng gia công lại không đúng thời hạn là 2.500.000 đồng.
Nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mỗi tình tiết được giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt.
Nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
Xử phạt doanh nghiệp thông báo hợp đồng gia công lại không đúng thời hạn (Hình từ Internet)
Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh có quyền phạt tiền doanh nghiệp thông báo hợp đồng gia công lại không đúng thời hạn không?
Theo điểm d khoản 6 Điều 32 Nghị định 128/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 7 Điều 2 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
...
6. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Hải quan
...
d) Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền xử phạt tiền, xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 7, 8, 10, 11, 12, 13,15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24; các khoản 1, 3, 4 Điều 25 Nghị định này;
...
Đồng thời, tại khoản 4 Điều 29 Nghị định 128/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của hải quan
Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu; trốn thuế; vi phạm của ngân hàng thương mại trong việc không thực hiện trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế nợ phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định tại các điểm b, c, d khoản 2 Điều 138 của Luật Quản lý thuế.
Đối với hành vi vi phạm hành chính khác, thẩm quyền xử phạt của hải quan được quy định như sau:
...
4. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
...
Vì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
Mà doanh nghiệp thông báo phụ lục hợp đồng gia công lại không đúng thời hạn thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Như vậy, theo quy định trên, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh có quyền xử phạt doanh nghiệp thông báo hợp đồng gia công lại không đúng thời hạn.
Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh có quyền lập biên bản xử phạt doanh nghiệp thông báo hợp đồng gia công lại không đúng thời hạn khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 27 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại các Điều 28, 29, 30, 31 Nghị định này khi đang thi hành công vụ.
...
Theo đó, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh có quyền xử phạt doanh nghiệp thông báo hợp đồng gia công lại không đúng thời hạn, có quyền lập biên bản xử phạt doanh nghiệp này khi đang thi hành công vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?