Khi thu hồi sổ hộ khẩu có bắt buộc phải làm Căn cước công dân gắn chip mới được thực hiện các giao dịch hay không?
Có bắt buộc phải làm Căn cước công dân gắn chip mới được thực hiện các giao dịch khi sổ hộ khẩu bị thu hồi không?
Căn cứ khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú 2020 quy định:
Điều khoản thi hành
...
3. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.
Như vậy đến ngày 31/12/2022 thì Sổ hộ khẩu hết hiệu lực và công an thực hiện thu hồi sổ hộ khẩu là đúng theo quy định trên.
Tuy nhiên hiện nay không bắt buộc phải thực hiện cấp đổi Căn cước công dân gắn chip nếu không thuộc các trường hợp bắt buộc theo quy định tại Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP bao gồm:
- Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;
- Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
- Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
- Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
Và đối với người đã được cấp căn cước công dân mã vạch hoặc Căn cước công dân gắn chip:
Theo Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:
- Các trường hợp cần đổi thẻ căn cước công dân:
+ Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi (lưu ý, trường hợp thẻ căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo).
Ở đây, thời hạn sử dụng của thẻ căn cước công dân được in trên mặt trước của thẻ theo nguyên tắc về tuổi đổi thẻ rồi, nên người dân không phải tự mình tính toán, cứ theo thời hạn trên thẻ, trước khi hết hạn thì đi làm thủ tục đổi thẻ.
+ Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
+ Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
+ Xác định lại giới tính, quê quán;
+ Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
+ Khi công dân có yêu cầu.
Do đó nếu không thuộc các trường hợp trên và chưa hết hạn sử dụng thì không bắt buộc phải làm Căn cước công dân gắn chip.
Việc khi thu hồi sổ hộ khẩu thì không dùng Căn cước công dân chưa gắn chip để giao dịch ở bất kỳ nơi nào được là không có căn cứ.
Tuy nhiên vì một số thông tin trong sổ hộ khẩu sẽ được tích hợp vào thẻ Căn cước công dân gắn chip, nên nếu khi sổ hộ khẩu hết hiệu lực mà mình chưa có làm Căn cước công dân gắn chip thì phải xin giấy xác nhận thông tin về cư trú mỗi lần làm các thủ tục có liên quan và yêu cầu về các thông tin này.
Khi thu hồi sổ hộ khẩu có bắt buộc phải làm Căn cước công dân gắn chip mới được thực hiện các giao dịch hay không? (Hình từ Internet)
Khi sổ hộ khẩu bị thu hồi người dân thực hiện thủ tục xin xác nhận thông tin về cư trú thế nào?
Trong đó thủ tục xin xác nhận thông tin về cư trú căn cứ tại số thứ tự C khoản 1 Phần thứ nhất thủ tục hành chính mới ban hành, được sửa đổi, bổ sung và bị bãi bỏ trong lĩnh vực đăng ký cư trú và lĩnh vực xuất nhập cảnh thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công an ban hành kèm theo Quyết định 5548/QĐ-BCA-C06 năm 2021 và Điều 3 Thông tư 56/2021/TT-BCA như sau:
Hồ sơ:
Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA).
Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ
Thủ tục:
- Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Công an cấp xã.
- Bước 3: Khi tiếp nhận hồ sơ xác nhận thông tin về cư trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (mẫu CT04 ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA) cho người đăng ký;
+ Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng chưa đủ hồ sơ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện và cấp Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (mẫu CT05 ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA) cho người đăng ký;
+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì từ chối và cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ (mẫu CT06 ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA) cho người đăng ký.
- Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú (nếu có).
Như vậy mặc dù việc đổi Căn cước công dân gắn chip là không bắt buộc nhà nước thu hồi sổ hộ khẩu, nhưng khuyến khích nên đổi để tránh việc mỗi lần cần lại phải đi xin giấy xác nhận thông tin về cư trú.
Công dân có thể xin cấp đổi thẻ Căn cước công dân gắn chip ở đâu?
Căn cứ tại Điều 13 Thông tư 59/2021/TT-BCA hướng dẫn nơi tiếp nhận hồ sơ cấp đổi thẻ Căn cước công dân như sau:
Nơi tổ chức thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện, cấp tỉnh bố trí nơi thu nhận và trực tiếp thu nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại địa phương mình.
2. Cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an bố trí nơi thu nhận và trực tiếp tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho những trường hợp cần thiết do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an quyết định.
Vậy trong trường hợp của anh có thể liên hệ đến cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện để được cấp đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?