Khi thực hành quyền công tố trong vụ án hình sự Kiểm sát viên có bắt buộc phải tham gia xét hỏi không?

Em ơi cho anh hỏi: Khi thực hành quyền công tố trong vụ án hình sự Kiểm sát viên có bắt buộc phải tham gia xét hỏi không? Đề cương xét hỏi được xây dựng trên mẫu nào? Đây là câu hỏi của anh Minh Kiệt đến từ Long An.

Khi thực hành quyền công tố trong vụ án hình sự Kiểm sát viên có bắt buộc phải tham gia xét hỏi không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (sau đây gọi chung là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:

Tham gia xét hỏi
1. Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa, Kiểm sát viên bắt buộc phải tham gia xét hỏi. Trước khi tham gia phiên tòa, Kiểm sát viên phải chuẩn bị đề cương xét hỏi, dự kiến các vấn đề cần làm sáng tỏ, những vấn đề mà người bào chữa quan tâm, dự kiến các tình huống khác có thể phát sinh tại phiên tòa để tham gia xét hỏi nhằm xác định sự thật của vụ án và các tình tiết khác có liên quan đến việc định tội và đề nghị mức hình phạt. Chú ý các mâu thuẫn để có phương pháp xét hỏi giải quyết các mâu thuẫn và bác bỏ những lời chối tội không có cơ sở, chuẩn bị các câu hỏi để làm rõ vấn đề mà người bào chữa quan tâm.
Đề cương xét hỏi được xây dựng theo Mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và lưu hồ sơ kiểm sát.
...

Như vậy, khi thực hành quyền công tố trong vụ án hình sự Kiểm sát viên bắt buộc phải tham gia xét hỏi theo quy định.

Đề cương xét hỏi được xây dựng theo Mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và lưu hồ sơ kiểm sát.

Thực hành quyền công tố trong vụ án hình sự (Hình từ Internet)

Khi thực hành quyền công tố trong vụ án hình sự Kiểm sát viên phải đặt câu hỏi như thế nào?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 24 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (sau đây gọi chung là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:

Tham gia xét hỏi
...
2. Tại phiên tòa, Kiểm sát viên theo dõi, ghi chép đầy đủ nội dung xét hỏi của Hội đồng xét xử, người bào chữa, những người tham gia tố tụng khác và ý kiến trả lời của người được xét hỏi, chủ động tham gia xét hỏi theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa để xác định sự thật khách quan của vụ án, làm sáng tỏ hành vi phạm tội, tội danh, vai trò, vị trí của từng bị cáo, trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp.
3. Khi có người tham gia tố tụng xuất trình chứng cứ, tài liệu, đồ vật mới tại phiên tòa, Kiểm sát viên cần kiểm tra và xét hỏi về nguồn gốc, nội dung chứng cứ, tài liệu, đồ vật đó để kết luận về tính hợp pháp và tính có căn cứ của chứng cứ, tài liệu, đồ vật.
Trường hợp chưa đủ căn cứ kết luận mà chứng cứ, tài liệu, đồ vật mới đó có thể làm thay đổi nội dung, bản chất vụ án thì Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa để xác minh.
4. Khi xét hỏi, Kiểm sát viên phải đặt câu hỏi khách quan, rõ ràng, dễ hiểu, tránh giải thích, kết luận ngay.

Như vậy, khi thực hành quyền công tố trong vụ án hình sự Kiểm sát viên phải đặt câu hỏi khách quan, rõ ràng, dễ hiểu, tránh giải thích, kết luận ngay.

Kiểm sát viên có thể xét hỏi khi thực hành quyền công tố trong vụ án hình sự ở giai đoạn xét xử sơ thẩm hay phúc thẩm?

Căn cứ theo điểm b khoản 1, điểm d khoản 2 Điều 266 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử
1. Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Công bố cáo trạng, công bố quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, quyết định khác về việc buộc tội đối với bị cáo tại phiên tòa;
b) Xét hỏi, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ;
c) Luận tội, tranh luận, rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố; kết luận về tội khác bằng hoặc nhẹ hơn; phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa;
d) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội;
đ) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm theo quy định của Bộ luật này.
2. Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị;
b) Bổ sung chứng cứ mới;
c) Bổ sung, thay đổi kháng nghị; rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị;
d) Xét hỏi, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ;
đ) Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa, phiên họp;
e) Tranh luận với bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa;
g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm theo quy định của Bộ luật này.

Theo đó, Kiểm sát viên có thể xét hỏi khi thực hành quyền công tố trong vụ án hình sự ở giai đoạn xét xử sơ thẩm và phúc thẩm.

Vụ án hình sự
Kiểm sát viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đối với Kiểm sát viên có quyền tham gia hỏi cung bị can hay không?
Pháp luật
Trong vụ án hình sự, mẫu quyết định phân công Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng là mẫu nào? Tải mẫu? Hướng dẫn viết mẫu?
Pháp luật
Tải mẫu đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự mới nhất hiện nay? Có được khởi tố vụ án khi đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự?
Pháp luật
Tải về mẫu biên bản nghị án sơ thẩm vụ án hình sự mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết biên bản nghị án sơ thẩm vụ án hình sự?
Pháp luật
Trong vụ án hình sự, áp giải là gì? Bị cáo vắng mặt theo giấy triệu tập của Tòa án thì bị áp giải đúng không?
Pháp luật
Thí điểm 5 biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự thế nào?
Pháp luật
Nghị quyết 164/2024 về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự?
Pháp luật
Mẫu bản luận cứ bảo vệ bị hại trong vụ án hình sự mới nhất? Người tập sự hành nghề luật sư có được bảo vệ bị hại trong vụ án hình sự?
Pháp luật
Mẫu Bản luận cứ bào chữa cho bị cáo trong vụ án hình sự mới nhất? 20 Đối tượng được xác định là người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự?
Pháp luật
Viện kiểm sát trả hồ sơ vụ án hình sự trong trường hợp nào? Điều tra viên được lập hồ sơ vụ án hình sự không?
Pháp luật
Giấy chứng minh Kiểm sát viên mới từ ngày 10/12/2024? Mặt trước, mặt sau của Giấy chứng minh Kiểm sát viên mới ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vụ án hình sự
1,567 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vụ án hình sự Kiểm sát viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vụ án hình sự Xem toàn bộ văn bản về Kiểm sát viên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào