Khi thực hiện hợp đồng lai dắt tàu biển nếu gây thiệt hại cho bên thứ ba thì có trách nhiệm bồi thường tổn thất như thế nào?
- Để kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển tại Việt Nam thì tàu lai dắt biển có phải mang cờ quốc tịch Việt Nam không?
- Khi thực hiện hợp đồng lai dắt tàu biển nếu gây thiệt hại cho bên thứ ba thì có trách nhiệm bồi thường tổn thất như thế nào?
- Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng lai dắt tàu biển là bao nhiêu năm?
- Người chuyên trách thực hiện công tác pháp chế trong kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển phải có trình độ như thế nào?
Để kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển tại Việt Nam thì tàu lai dắt biển có phải mang cờ quốc tịch Việt Nam không?
Để kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển tại Việt Nam thì tàu lai dắt biển có phải mang cờ quốc tịch Việt Nam không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 160/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 3 Nghị định 147/2018/NĐ-CP như sau:
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển
1. Là doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển tại Việt Nam phải được thành lập theo quy định của pháp luật. Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển, tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ của doanh nghiệp.
2. Có quyền sử dụng hợp pháp tối thiểu 01 tàu lai dắt; tàu lai dắt phải là tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam.
Ngoài ra tại Điều 15 Nghị định 160/2016/NĐ-CP, khoản 7 Điều 3 Nghị định 147/2018/NĐ-CP như sau:
Điều kiện đối với tổ chức nước ngoài sử dụng tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài để kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển tại Việt Nam
1. Tổ chức nước ngoài chỉ được sử dụng tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài để kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển tại Việt Nam khi tàu lai dắt mang cờ quốc tịch Việt Nam không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định. Định kỳ hàng năm, Bộ Giao thông vận tải thông báo về năng lực đội tàu lai dắt mang cờ quốc tịch Việt Nam.
2. Tàu lai dắt mang cờ quốc tịch nước ngoài phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường.
4. Tổ chức nước ngoài phải có hợp đồng lai dắt với bên thuê lai dắt của Việt Nam.
5. Tổ chức nước ngoài phải có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện hoặc doanh nghiệp lai dắt Việt Nam được ủy quyền tại Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên thì khi kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển tại Việt Nam thì tàu lai dắt biển phải là tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam.
Tổ chức nước ngoài chỉ được sử dụng tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài để kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển tại Việt Nam khi tàu lai dắt mang cờ quốc tịch Việt Nam không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.
Khi thực hiện hợp đồng lai dắt tàu biển nếu gây thiệt hại cho bên thứ ba thì có trách nhiệm bồi thường tổn thất như thế nào? (Hình từ Internet)
Khi thực hiện hợp đồng lai dắt tàu biển nếu gây thiệt hại cho bên thứ ba thì có trách nhiệm bồi thường tổn thất như thế nào?
Khi thực hiện hợp đồng lai dắt tàu biển nếu gây thiệt hại cho bên thứ ba thì có trách nhiệm bồi thường tổn thất được quy định tại khoản 3 Điều 261 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
Trách nhiệm bồi thường tổn thất trong lai dắt tàu biển
1. Chủ tàu của tàu có thuyền trưởng giữ quyền chỉ huy đoàn tàu lai dắt phải chịu trách nhiệm về các tổn thất đối với tàu, người và tài sản trên tàu của các thành viên khác trong đoàn tàu lai dắt, nếu không chứng minh được rằng các tổn thất đó xảy ra ngoài phạm vi trách nhiệm của mình.
2. Các tàu dưới quyền chỉ huy của thuyền trưởng tàu khác không được miễn, giảm trách nhiệm quan tâm đến sự an toàn chung của đoàn tàu lai dắt; chủ tàu chịu trách nhiệm về các tổn thất đối với tàu, người và tài sản trên tàu của các thành viên khác, nếu tàu của mình có lỗi gây ra tổn thất.
3. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lai dắt tàu biển, nếu gây thiệt hại cho bên thứ ba thì các bên của hợp đồng phải chịu trách nhiệm bồi thường theo mức độ lỗi của mỗi bên.
Như vậy, theo quy định trên thì khi thực hiện hợp đồng lai dắt tàu biển nếu gây thiệt hại cho bên thứ ba thì các bên của hợp đồng phải chịu trách nhiệm bồi thường theo mức độ lỗi của mỗi bên.
Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng lai dắt tàu biển là bao nhiêu năm?
Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng lai dắt tàu biển là bao nhiêu năm, thì theo quy định tại Điều 262 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng lai dắt tàu biển
Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng lai dắt tàu biển là 02 năm kể từ ngày phát sinh tranh chấp.
Theo quy định trên thì thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng lai dắt tàu biển là 02 năm kể từ ngày phát sinh tranh chấp.
Người chuyên trách thực hiện công tác pháp chế trong kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển phải có trình độ như thế nào?
Người chuyên trách thực hiện công tác pháp chế trong kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển phải có trình độ được quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 160/2016/NĐ-CP, khoản 7 Điều 3 Nghị định 147/2018/NĐ-CP như sau:
Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực
1. Có người chuyên trách thực hiện kinh doanh, khai thác dịch vụ lai dắt tàu biển đã tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành hàng hải, ngoại thương, thương mại hoặc kinh tế.
2. Có người chuyên trách thực hiện công tác pháp chế đã tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành luật.
Như vậy, theo quy định trên thì người chuyên trách thực hiện công tác pháp chế trong kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển đã tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?
- Lời cảm ơn cuối năm dành cho khách hàng, đối tác ngắn gọn, ý nghĩa? Để đạt được sự thỏa mãn của khách hàng, trước tiên cần làm gì?
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?