Khi thực hiện phân phối chứng khoán ra công chúng thì phải chuyển số tiền thu được từ đợt chào bán vào tài khoản phong tỏa đúng không?

Khi thực hiện phân phối chứng khoán ra công chúng thì phải chuyển số tiền thu được từ đợt chào bán vào tài khoản phong tỏa đúng không? Không chuyển số tiền thu được từ đợt chào bán vào tài khoản phong tỏa thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Khi thực hiện phân phối chứng khoán ra công chúng thì phải chuyển số tiền thu được từ đợt chào bán vào tài khoản phong tỏa đúng không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Luật Chứng khoán 2019 quy định về việc phân phối chứng khoán như sau:

Phân phối chứng khoán
...
2. Tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc tổ chức đại lý phải phân phối chứng khoán công bằng, công khai và bảo đảm thời hạn đăng ký mua chứng khoán cho nhà đầu tư tối thiểu là 20 ngày; trừ trường hợp chứng khoán chào bán là chứng quyền có bảo đảm, thời hạn này phải được ghi trong Bản thông báo phát hành.
Trường hợp số lượng chứng khoán đăng ký mua vượt quá số lượng chứng khoán được phép phát hành thì tổ chức phát hành hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành phải phân phối hết số chứng khoán được phép phát hành cho nhà đầu tư tương ứng với tỷ lệ đăng ký mua của từng nhà đầu tư.
3. Tiền mua chứng khoán phải được chuyển vào tài khoản phong tỏa mở tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho đến khi hoàn tất đợt chào bán và báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
...

Theo đó, khi thực hiện phân phối chứng khoán ra công chúng thì phải chuyển số tiền thu được từ đợt chào bán vào tài khoản phong tỏa mở tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho đến khi hoàn tất đợt chào bán và báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Khi thực hiện phân phối chứng khoán ra công chúng thì phải chuyển số tiền thu được từ đợt chào bán vào tài khoản phong tỏa đúng không?

Khi thực hiện phân phối chứng khoán ra công chúng thì phải chuyển số tiền thu được từ đợt chào bán vào tài khoản phong tỏa đúng không? (Hình từ internet)

Khi thực hiện phân phối chứng khoán ra công chúng mà không chuyển số tiền thu được từ đợt chào bán vào tài khoản phong tỏa thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 156/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam như sau:

Vi phạm quy định về thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam
...
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Sử dụng thông tin ngoài Bản cáo bạch hoặc thông tin sai lệch với thông tin trong Bản cáo bạch để thăm dò thị trường trước khi được phép thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng; thực hiện phân phối chứng khoán ra công chúng không đúng quy định pháp luật;
b) Không chuyển số tiền thu được từ đợt chào bán vào tài khoản phong tỏa; giải tỏa hoặc sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán trước khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thông báo bằng văn bản về việc xác nhận kết quả chào bán;
c) Không công bố báo cáo sử dụng vốn được kiểm toán xác nhận tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hoặc không thuyết minh chi tiết việc sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng trong báo cáo tài chính năm được kiểm toán xác nhận.
...

Theo đó, khi thực hiện phân phối chứng khoán ra công chúng mà không chuyển số tiền thu được từ đợt chào bán vào tài khoản phong tỏa thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng.

* Lưu ý: Mức phạt tiền được quy định ở trên là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 156/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP).

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp không chuyển số tiền thu được từ đợt chào bán vào tài khoản phong tỏa là bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 156/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP) quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán thực hiện theo quy định tại Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...

Và căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:

Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...

Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp không chuyển số tiền thu được từ đợt chào bán vào tài khoản phong tỏa là 02 năm.

Phân phối chứng khoán
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thời hạn phân phối chứng khoán
Pháp luật
Khi thực hiện phân phối chứng khoán ra công chúng thì phải chuyển số tiền thu được từ đợt chào bán vào tài khoản phong tỏa đúng không?
Pháp luật
Tổ chức phát hành không hoàn thành việc phân phối chứng khoán trong thời hạn quy định thì có được xem xét cho gia hạn không?
Pháp luật
Khi nào thì việc phân phối chứng khoán được thực hiện? Thời hạn để công ty chứng khoán hoàn thành việc phân phối chứng khoán là bao lâu?
Pháp luật
Tổ chức phát hành phải hoàn thành việc phân phối chứng khoán trong thời hạn bao lâu sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán?
Pháp luật
Doanh nghiệp chào bán chứng khoán ra công chúng phải phân phối chứng khoán trong thời gian tối đa bao nhiêu lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phân phối chứng khoán
511 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phân phối chứng khoán

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phân phối chứng khoán

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào