Khi thực hiện xử lý bom mìn, vật nổ sau chiến tranh phải đáp ứng những yêu cầu gì? Kế hoạch xử lý bom mìn, vật nổ sau chiến tranh bao gồm các nội dung gì?
Khi thực hiện xử lý bom mìn, vật nổ sau chiến tranh phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ từ tiểu mục 5.1 đến tiểu mục 5.5 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10299-7:2014 quy định như sau:
Các yêu cầu khi thực hiện xử lý bom mìn, vật nổ
5.1. Phương pháp xử lý bom mìn, vật nổ phải được thể hiện trong phương án kỹ thuật thi công và dự toán rà phá bom mìn, vật nổ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5.2. Thực hiện xử lý bom mìn, vật nổ theo các quy trình xử lý đã được xây dựng, được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Danh mục các quy trình được nêu trong Phụ lục A.
5.3. Trường hợp bom mìn, vật nổ chưa có quy trình xử lý thì các tổ chức hoạt động RPBM phải xây dựng quy trình xử lý, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi xử lý.
5.4. Trước khi thực hiện xử lý bom mìn, vật nổ các tổ chức hoạt động RPBM phải lập kế hoạch xử lý bom mìn, vật nổ theo mẫu được nêu trong Phụ lục B, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5.5. Kế hoạch xử lý bom mìn, vật nổ phải thực hiện đúng phương án đã được phê duyệt. Khi thực hiện xử lý bom mìn, vật nổ bằng phương pháp nổ, đốt phải phổ biến đến tất cả các bộ phận tham gia thi công trong khu vực và phải thông báo bằng văn bản đến các cơ quan liên quan (chính quyền địa phương, cơ quan quân sự…).
...
Do đó, theo quy định khi thực hiện xử lý bom mìn, vật nổ sau chiến tranh phải đáp ứng những yêu cầu nêu trên.
Xử lý bom mìn (Hình từ Internet)
Kế hoạch xử lý bom mìn, vật nổ sau chiến tranh bao gồm các nội dung gì?
Theo tiểu mục 5.6 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10299-7:2014 quy định cụ thể:
Các yêu cầu khi thực hiện xử lý bom mìn, vật nổ
...
5.6. Nội dung kế hoạch xử lý bom mìn, vật nổ gồm:
5.6.1. Tổ chức lực lượng xử lý:
5.6.1.1Thành lập Hội đồng xử lý (ghi rõ họ tên, cấp bậc, trình độ chuyên môn nghiệp vụ):
- Chủ tịch, phó Chủ tịch hội đồng xử lý là Thủ trưởng, Phó thủ trưởng tổ chức RPBM;
- Thành viên Hội đồng là các đồng chí trưởng (phó) Phòng (ban): Kỹ thuật, kế hoạch; đội trưởng đội xử lý và trợ lý bảo vệ.
5.6.1.2. Thành lập đội xử lý (ghi rõ họ tên, chức vụ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ), các thành viên trong đội xử lý phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Đội trưởng phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật về bom mìn, vật nổ, đã trực tiếp xử lý bom mìn, vật nổ theo các phương pháp tương ứng nhiều lần bảo đảm an toàn;
b) Nhân viên chuyên môn kỹ thuật xử lý phải có trình độ chuyên môn về vũ khí từ sơ cấp trở lên, được huấn luyện về quy trình xử lý bom mìn, vật nổ theo các phương pháp tương ứng, qua kiểm tra đạt yêu cầu và được cấp giấy chứng nhận;
c) Trình độ nhân viên chuyên môn kỹ thuật xử lý: Theo quy định từ bậc 1 đến bậc 7:
- Bậc 1; 2: Có khả năng xử lý và hủy tại chỗ từng quả bom mìn, vật nổ đã được huấn luyện;
- Bậc 3; 4: Ngoài khả năng của bậc 1; 2 người có trình độ chuyên môn kỹ thuật xử lý bậc 3; 4 còn phải có khả năng khẳng định được việc di chuyển, vận chuyển và xử lý một hoặc nhiều bom mìn, vật nổ bảo đảm an toàn;
- Bậc 5; 6: Ngoài khả năng của bậc 1; 2; 3; 4 người có trình độ chuyên môn kỹ thuật xử lý bậc 5; 6 phải có khả năng tiến hành thực hiện tất cả các quy trình xử lý đã được huấn luyện bảo đảm an toàn;
- Bậc 7: Ngoài khả năng của bậc 1; 2; 3; 4; 5; 6 người có trình độ chuyên môn kỹ thuật xử lý bậc 7 phải có khả năng huấn luyện được bậc thợ 1; 2; 3; 4; 5; 6 và xử lý được các loại bom mìn, vật nổ có tính nguy hiểm cao như vật nổ lắp ngòi tự tạo, vật nổ chứa thuốc phóng dạng lỏng, bom đạn chứa phốt pho.
d) Tổ quân y, lái xe;
e) Tổ cảnh giới;
f) Tổ phục vụ.
5.6.1.3. Tổ chức huấn luyện đội xử lý:
a) Huấn luyện về lý thuyết:
- Kế hoạch xử lý, quy trình công nghệ, quy định an toàn và các ký tín hiệu hiệp đồng trong xử lý;
- Công dụng, cấu tạo của các bom mìn, vật nổ cần xử lý;
- Các phương án phòng chống cháy, nổ trong xử lý;
- Những biện pháp bảo đảm an toàn trong xử lý.
b) Huấn luyện thực hành:
- Các động tác bốc, xếp bom mìn, vật nổ;
- Cách sử dụng dụng cụ, trang thiết bị khi xử lý;
- Tập duyệt các phương án phòng chống cháy nổ.
Như vậy, kế hoạch xử lý bom mìn, vật nổ sau chiến tranh bao gồm các nội dung nêu trên.
Phương pháp xử lý và nội dung thực hiện xử lý khi thực hiện xử lý bom mìn, vật nổ sau chiến tranh theo quy định
Tại tiết 5.6.2 tiểu mục 5.6 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10299-7:2014 quy định cụ thể:
Các yêu cầu khi thực hiện xử lý bom mìn, vật nổ
...
5.6. Nội dung kế hoạch xử lý bom mìn, vật nổ gồm:
...
5.6.2. Phương pháp xử lý (thống kê tên, số lượng, khối lượng bom mìn, vật nổ xử lý theo từng phương pháp dưới đây):
- Xử lý bom mìn, vật nổ bằng phương pháp tháo gỡ;
- Xử lý bom mìn, vật nổ bằng phương pháp xì hơi nước nóng;
- Xử lý bom mìn, vật nổ bằng phương pháp đốt;
- Xử lý bom mìn, vật nổ bằng phương pháp nổ.
5.6.3. Nội dung thực hiện xử lý
5.6.3.1. Công tác chuẩn bị:
5.6.3.1.1. Lập kế hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5.6.3.1.2. Chọn địa điểm xử lý:
- Chọn địa điểm và xin phép sử dụng nếu địa điểm xử lý thuộc sự quản lý của địa phương;
- Chuẩn bị bãi xử lý theo quy trình xử lý;
- Kiểm tra khu vực bãi xử lý;
- Tu sửa, củng cố bãi xử lý.
5.6.3.1.3. Tổ chức huấn luyện đội xử lý:
a) Huấn luyện về lý thuyết:
- Kế hoạch, quy trình công nghệ, quy định an toàn và các ký tín hiệu hiệp đồng trong xử lý;
- Công dụng, cấu tạo của các bom mìn, vật nổ cần xử lý;
- Các phương án phòng chống cháy, nổ trong xử lý;
- Những biện pháp bảo đảm an toàn trong xử lý.
b) Huấn luyện thực hành:
- Các động tác bốc, xếp bom mìn, vật nổ;
- Cách sử dụng dụng cụ, trang thiết bị khi xử lý;
- Tập duyệt các phương án phòng chống cháy nổ.
5.6.3.1.4. Phương tiện vận chuyển bom mìn, vật nổ từ nơi cất cất giữ ra bãi xử lý;
5.6.3.1.5. Thông báo cho chính quyền địa phương và đơn vị xung quanh về ngày, giờ, thời gian xử lý và đề nghị địa phương và đơn vị xung quanh bảo đảm an toàn, cấm đi lại vào khu vực xử lý.
5.6.4. Thực hiện kế hoạch xử lý: Căn cứ kế hoạch xử lý đã được phê duyệt, tổ chức hoạt động RPBM làm lệnh xuất bom mìn, vật nổ và lệnh xuất vật tư bảo đảm cho xử lý; tổ chức thực hiện xử lý theo kế hoạch, bảo đảm an toàn tuyệt đối.
5.6.5. Tổng hợp báo cáo sau xử lý: Các tổ chức hoạt động RPBM phải tổng hợp kết quả báo cáo cơ quan chức năng theo quy định.
Bom mìn vật nổ là gì? Đảm bảo an toàn về con người khi rà phá bom mìn vật nổ như thế nào? Chuẩn bị mặt bằng trước khi rà phá ra sao?
Khảo sát bom mìn vật nổ là gì? Khi hoạt động khảo sát bom mìn vật nổ phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Thế nào là điều tra bom mìn vật nổ? Định mức dự toán rà phá bom mìn vật nổ gồm có những mức nào?
Khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ là gì? Công tác chuẩn bị để khảo sát xác định khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ được quy định như thế nào?
Khu vực nghi ngờ ô nhiễm bom mìn vật nổ là gì? Để điều tra xác định khu vực nghi ngờ ô nhiễm bom mìn vật nổ gồm các thiết bị nào?
Trong công tác điều tra xác định khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ cần chuẩn bị những gì? Các trang bị nào cần có trong việc điều tra ô nhiễm bom mìn vật nổ?
Trình tự thực hiện điều tra ô nhiễm bom mìn vật nổ theo các bước thế nào? Tiêu chí xác định khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ là gì?
Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được sử dụng để chi hỗ trợ các hoạt động nào?
Trong hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh Bộ Quốc phòng có trách nhiệm thế nào?
Thông tin thu thập từ các hoạt động điều tra, khảo sát bom mìn vật nổ sau chiến tranh phải được gửi về đâu?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bom mìn vật nổ
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?